Làm thế nào để xây dựng niềm tin của khách hàng trên website bán hàng?

Hoàng Văn Hoàn
Đăng bởi
Hoàng Văn Hoàn
  332
Trong bối cảnh thị trường kinh doanh online thiếu niềm tin khách hàng như hiện nay thì làm thế nào để lấy niềm tin từ khách hàng là một vấn đề được các nhà bán hàng "chân chính" luôn hết sức quan tâm và phải giải quyết.

Một nghịch cảnh hiện nay trong xã hội và cụ thể hơn thị tường kinh doanh online là người bán hàng "chân chính" lại khó bán hơn người bán hàng với nhiều "mưu mẹo". Có thể đây là mặt trái của việc phát triển CNTT nói chung và internet nói riêng trong những năm gần đây. Nhưng bên cạnh đó một phần là do lỗi của nhà quản lý chính sách chưa theo kịp thời đại hay chưa làm hết khả năng của mình.

Đó là những vấn đề khách quan và một vấn nạn của xã hội. Nhưng với người làm kinh doanh thì không thể đổ lỗi cho xã hội được mà họ phải tìm cách để thay đổi xã hội.

Cách xây dựng lòng tin khách hàng từ website của bạn

Xây dựng lòng tin khách hàng vào website của bạn

Câu hỏi đặt ra là nên lựa chọn cách nào "Làm ăn chân chính để phát triển bền vững" hay "Làm ăn chộp giật để kiếm lợi nhuận trước mắt"? Nghe có vẻ 2 câu hỏi vô nghĩa nhưng trên thực tế rất nhiều người đã từ bỏ việc làm ăn "chân chính" để chọn cách làm "mưu mẹo", vì như thế mới kiếm được lợi nhuận.

Xem thêm:

Trở ngại lớn nhất của TMĐT Việt Nam là mất lòng tin của người mua

Tôi đặt vấn đề dài như thế là muốn nhấn mạnh rằng việc xây dựng lòng tin của khách hàng trên website nói riêng hay trên thị trường kinh doanh online nói chung hiện nay là rất khó khăn.

Hiểu được như vậy chúng ta sẽ đi vào vấn đề chính sau đây với một cái nhìn chính xác hơn

Làm thế nào để xây dựng lòng tin của khách hàng trên website bán hàng?

Kinh nghiệm trong một nhà thiết kế website và đã có hàng trăm website bán hàng đã được thực hiện, chúng tôi mạo muội đưa ra một số điểm cần lưu ý sau đây để xây dựng lòng tin từ website bán hàng

1. Thiết kế giao diện chuyên nghiệp và hấp dẫn

Chưa biết bạn bán sản phẩm gì nhưng khi nhìn vào website của bạn nó thể hiện được tính chuyên nghiệp trong cả thiết kế và trình bay nội dung sẽ góp phần rất lớn lấy niềm tin của khách hàng. 

Một giao diện website chuyên nghiệp, hiện đại và dễ sử dụng giúp tạo ấn tượng đầu tiên tốt cho khách hàng. Đảm bảo rằng website của bạn có thể hiện thị tốt trên mọi thiết bị khác nhau, tốc độ tải trang nhanh, hình ảnh chất lượng cao và bố cục hợp lý để tạo sự tin tưởng và thu hút khách hàng.

Nếu được bạn hãy tìm đến một công ty thiết kế website chuyên nghiệp để thiết kế website cho mình. Tôi hiểu rằng kinh doanh việc quan trọng là tối ưu chi phí nhưng việc lựa chọn những website giá rẻ nhiều khi không mang lại hiệu quả mà còn làm mất hình ảnh chuyên nghiệp của bạn trước khách hàng. Vì vậy đây là chi phí đâu tư chính đang và cần thiết.

2. Đánh giá và phản hồi từ khách hàng (Review/Feedback)

Ai trong chúng ta ít nhiều đều tin vào những lời chứng thực của khách hàng trước khi quyết định mua hàng. Tôi cũng không ngoại lệ và thậm chí đã nhiều lần quyết định mua hàng khi có ai đó (không phải người của chủ shop) khen về sản phẩm mình đang quan tâm.

Tất nhiên, việc đưa vào các thông tin này làm sao khách quan nhất có thể như là sử dụng các ứng dụng đánh giá (review) của bên thứ 3. Trình bày chi tiết cụ thể về khách hàng đã đánh giá. Ngoài ra cũng khuyến kích khách hàng sau khi sử dụng hãy đánh giá về sản phẩm của mình (càng nhiều lượng đánh giá càng tốt) và cho khách hàng biết mọi đánh giá của họ luôn được tôn trọng.

Ở đây gồm 2 phần:

1 Feedback hoặc Testimonials: là lời phản hồi từ khách hàng

Feedback là lời phản hồi từ khách hàng có thể vừa khen vừa chê, còn Testimonials là lời chứng thực từ khách hàng thường là lời khen.

Trên thực tế thì ít ai đưa những điều khách hàng chê lên website của mình nhưng thay vào đó hãy tiếp nhận những lời chê đó để hoàn thiện sản phẩm của mình

Chúng ta sẽ trình bày thêm phần Feedback hoặc Testimonials vào một vị trí nào đó trên website (thường nằm ở trang chủ) để khách hàng dễ nhận thấy 

Một VD bạn xem thêm tại hotika.vn

Hiển thị lời chứng thực tích cực từ khách hàng để tạo niềm tin

Hiển thị lời chứng thực tích cực từ khách hàng để tạo niềm tin

 

2 Review: từ khách hàng

Review là gì?

  • Review là một bài viết hoặc đánh giá chi tiết về sản phẩm, dịch vụ hoặc trải nghiệm của người dùng.
  • Review thường bao gồm những ý kiến cá nhân, nhận xét và đánh giá về các khía cạnh khác nhau của sản phẩm, dịch vụ hoặc trải nghiệm.
  • Review có thể được chia sẻ công khai trên các trang web, diễn đàn, mạng xã hội hoặc các nền tảng đánh giá sản phẩm/dịch vụ.

Phần này trên website bán hàng thường được thể hiện phía dưới mỗi sản phẩm/dịch vụ của mình. Cho phép người đã mua sản phẩm/dịch vụ của mình đánh giá về trải nghiệm sản phâm/dịch vụ mà họ đã sử dụng

 

Đánh giá sản phẩm/dịch vụ của khách hàng giúp lấy lòng tin cho khách hàng mới

Đánh giá sản phẩm/dịch vụ của khách hàng giúp lấy lòng tin cho khách hàng mới

Ngoài ra, chúng ta cũng nên mời gọi khách hàng đánh giá qua các nền tảng thứ 3 như doanh nghiệp trên google, facebook... Những đánh giá bên thứ 3 này rất đáng giá.

3. Mô tả sản phẩm chi tiết, nội dung ấn tượng

Trình bày càng chi tiết càng tốt và tất nhiên là theo cách mà người đọc dễ tiếp nhận thông tin nhất. Bên cạnh những thông tin về sản phẩm (mô tả, đặc điểm kỹ thuật, kích thước, vật liệu, thời gian bảo hành...) bạn nên đưa vào hướng dẫn sử dụng, lưu ý khi sử dụng và kể cả những khuyết điểm khi sử dụng sản phẩm một cách khéo léo nhất.

Nội dung này nên chèn thêm các hình minh hoạt, video hướng dẫn cụ thể để khách hàng biết bạn nghiêm túc khi làm việc

Nhiều website vì không có người thiết kế hoặc có hiểu biết về website nên đưa vào những hình ảnh không tốt như: kích thước quá nhỏ, kích thước quá lớn, hình bị biến dạng... Những điều này là rất tối kỵ và sẽ làm mất 

4. Chính sách bảo hành và đổi trả rõ ràng

Trong rất nhiều website bán hàng hiện nay không có mục "Chính sách bảo hành", "Chính sách đổi trả" hoặc nếu có thì cũng trình bày rất sơ sài và làm cho có.

Hãy nghiêm túc với việc này vì đây cũng là quy định bắt buộc khi bạn thành lập một website bán hàng. Ngoài ra, việc trình bày rõ ràng không chỉ giúp lấy niềm tin từ khách hàng và còn làm rõ vấn đề để tránh những xung đột sau này.

Chính sách bảo hành đổi trả sản phẩm

Chính sách bảo hành & đổi trả sản phẩm rõ ràng giúp xây dựng lòng tin từ khách hàng

Hiện nay các thương hiệu lớn hoặc các nhà bán hàng chuyên nghiệp đều cho phép đổi trả sản phẩm trong vòng 35 ngày. Bạn có được điều này không, có có nó sẽ giúp rất nhiều trong việc lấy lòng tin từ khách hàng.

5. Chứng chỉ bảo mật và đảm bảo thanh toán

Đa số các website bán hàng thường lấy thông tin khách hàng để giao hàng. Vì vậy bạn cần đảm bảo rằng thông tin đó của khách hàng được bảo mật tốt nhất.

Ngoài ra website nên sử dụng chứng chỉ bảo mật website SSL (giao thức https) để mã hóa thông tin khách hàng khi họ nhập vào website của bạn.

Chứng chỉ bảo mật SSL giúp website uy tính hơn

Chứng chỉ bảo mật SSL giúp website uy tính hơn

Phần lớn các website bán hàng hiện nay không sử dụng chức năng thanh toán online (Internet banking, Ví điện tử hoặc thẻ tín dụng...). Nhưng nếu bạn muốn tích hợp nó cần sử dụng một cổng thanh toán trung gian uy tín để khách hàng tin tưởng khi thanh toán.

Đảm bảo rằng thông tin cá nhân của khách hàng được bảo vệ và không được chia sẻ với bên thứ ba một cách trái phép. Hiển thị chính sách bảo mật rõ ràng và đảm bảo tuân thủ quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Ngoài ra, nếu là doanh nghiệp bạn cần thể hiện thông tin thanh toán đúng như doanh nghiệp đang bán sản phẩm đó.

6. Dịch vụ chăm sóc khách hàng (CSKH) và thông tin liên hệ

Làm thế nào để khách hàng liên hệ được với bạn khi họ cần? Bằng nhiều phương thức có thể nhất như: Số điện thoại, Zalo, Facebook, email, chát trực tiếp từ website hoặc một form để gửi liên hệ. Không phải đưa quá nhiều thứ vào nhưng bạn phải biết được đối tượng khách hàng của bạn họ có thể sử dụng những cách nào để liên hệ từ đó cung cấp lên website để tạo điều kiện tốt nhất khi khách hàng cần.

Ngoài ra, hãy đảm bảo phản hồi nhanh chóng và chuyên nghiệp để tạo niềm tin và sự hài lòng cho khách hàng.

Dịch vụ khách hàng - Bán hàng và CSKH

Tóm lại, xây dựng niềm tin của khách hàng trên website bán hàng đòi hỏi một giao diện chuyên nghiệp, thông tin chi tiết và chính xác, đánh giá và phản hồi từ khách hàng, chính sách bảo hành và đổi trả rõ ràng, chứng chỉ bảo mật, nội dung chất lượng và hỗ trợ khách hàng tận tâm.

Bài viết cùng mục

Những bài viết dưới đây có thể bổ ích cho nội dung bạn vừa đọc ở trên. Hãy khám phá thêm.

Mục lục
Zalo messenger request