Những công việc cần làm khi vận hành một trang web bán hàng để đặt hiệu quả cao

Endy Hoàng
Đăng bởi
Endy Hoàng
  246
Thiết kế web bán hàng và thực hiện kinh doanh online thông qua trang web bán hàng đang được nhiều doanh nghiệp cũng như người làm kinh doanh onlne quan tâm. Nhưng câu hỏi đặt ra là làm thế nào để vận hành một trang web bán hàng hiệu quả?

Sau cuộc khủng hoảng đại dịch, thế giới đã thay đổi rất nhiều trong cách sống và mua sắm. Bán hàng trực tuyến là lựa chọn tất yếu cho các doanh nghiệp trong thời buổi ngày nay.

Làm thế nào để vận hành một trang web bán hàng hiệu quả

Nếu ngay hôm nay bạn đang kinh doanh mà vẫn chưa có mặt trên internet thì đó là một thiệt thòi lớn. Nhưng nếu bạn đã có mặt nhưng làm sai cách cũng không đạt hiệu quả cao.

Như như bạn đang sở hữu một trang web bán hàng, xin chúc mừng bạn! Nhưng nếu bạn chưa biết làm thế nào để vận hành một trang web bán hàng nói riêng hay một trang web bất kỳ hiệu quả hãy cùng IT Express tìm hiểu bài viết sau đây:

Đọc thêm:

I. Những công việc cần làm khi vận hành một trang web bán hàng?

1. Cập nhật nội dung sản phẩm/dịch vụ

Tất nhiên rồi, là trang web bán hàng bạn bắt buộc phải đưa thông tin sản phẩm của mình lên trang web. 

Việc cập nhật nội dung sản phẩm lên trang web không chỉ đầy đủ thông tin mà con trình bày một đẹp, thu hút người xem. 

Khi cập nhật nội dung sản phẩm lên trang web bạn cần lưu ý các điểm sau đây:

  1. Thông tin chi tiết: Cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm như tên, mô tả, kích thước, màu sắc, chất liệu và bất kỳ chi tiết nào khác có thể quan trọng cho khách hàng.

  2. Hình ảnh chất lượng: Sử dụng hình ảnh chất lượng cao và có thể phóng to để khách hàng có cái nhìn cụ thể về sản phẩm. Hiển thị sản phẩm từ nhiều góc độ và trong các tình huống sử dụng khác nhau.

  3. Giá và khuyến mãi: Cập nhật giá sản phẩm hiện tại và đảm bảo rằng nó là chính xác. Nếu có khuyến mãi hoặc giảm giá, đảm bảo rằng thông tin này được hiển thị một cách rõ ràng.

  4. Từ khóa liên quan: Sử dụng từ khóa liên quan liên quan đến sản phẩm trong mô tả và tiêu đề. Điều này giúp tối ưu hóa SEO và giúp sản phẩm dễ dàng tìm thấy trên các công cụ tìm kiếm.

  5. Mô tả Sản phẩm hấp dẫn: Viết mô tả sản phẩm hấp dẫn, thú vị và rõ ràng. Nêu lên lợi ích của sản phẩm và giải thích tại sao nó đáng để mua.

  6. Thông tin kích thước, chất liệu, màu sắc: Nếu sản phẩm có kích thước hoặc hướng dẫn sử dụng cụ thể, cung cấp thông tin này để khách hàng biết cách sử dụng sản phẩm một cách chính xác.

  7. Tích hợp đánh giá và phản hồi: Nếu có, cho phép khách hàng để lại đánh giá và phản hồi về sản phẩm. Điều này có thể giúp tạo sự tin tưởng và cung cấp thông tin từ người dùng thực tế.

  8. Liên kết liên quan: Liên kết sản phẩm với các sản phẩm tương tự hoặc liên quan để khuyến khích khách hàng khám phá thêm.

  9. Liên hệ Hỗ trợ: Đảm bảo rằng có thông tin liên hệ hoặc liên kết hỗ trợ dễ dàng để khách hàng có thể liên hệ nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc.

  10. Đảm bảo Tính Chân thực: Trình bày thông tin sản phẩm một cách chân thực và chính xác. Tránh sử dụng thông tin gian lận để không làm mất lòng tin của khách hàng.

2. Quản lý trạng thái/Tồn kho

Đa số các website hiện nay cho phép bạn quản lý số lượng đã bán và số lượng đang tồn kho. Hãy thường xuyên cập nhật tồn kho thực tế và cập nhật ngay vào trang web nếu có thay đổi. Những sản phẩm không còn bán hoặc tạm thời hết hàng hãy thể hiện "Hết hàng" hoặc "Ngừng kinh doanh" để khách hàng biết.

Việc không cập nhật tồn kho dẫn tới những đơn hàng khách đặt mà không có sản phẩm để giao hàng làm mất niềm tin cho khách hàng.

3. Xây dựng các chính sách rõ ràng

Cần cập nhật nội dung các bài viết về: Quy định sử dụng, Bảo mật thông tin, Hướng dẫn Mua hàng, hướng dẫn Thanh toán, chính sách Bảo hành, Giao nhận, Hoàn trả, Tranh chấp....

Đa số các website bán hàng hiện nay không có hoặc có nhưng rất sơ sài nhưng đây là điều rất quan trọng và Bộ công thương cũng có những yêu cầu tối thiểu khi thông báo website bán hàng với bộ.

Nếu website của bạn chưa có hãy tham khảo các nội dung trên từ các website khác và hoàn thành nó.

4. Quản lý và xử lý đơn hàng

Tùy mỗi nền tảng cung cấp website sẽ có phân hệ quản lý và xử lý đơn hàng khác nhau. Nhưng bằng cách nào đó hãy tiếp nhận đơn hàng và xử lý nó một cách nhanh nhất. 

Các website bán hàng chuyên nghiệp thường có thông báo khi có đơn hàng nhưng nếu hiện tại website của bạn không có chức năng này hãy truy cập danh sách đơn hàng thường xuyên để không có đơn hàng nào bị bỏ lỡ.

Cập nhật trạng thái đơn hàng để dễ dàng quản lý. Mỗi đơn hàng có trạng thái: Tiếp nhận, đang xử lý, đóng gói, vận chuyển, hủy, hoàn trả, hoàn thành.... 

5. Thông tin liên hệ/Kênh hỗ trợ

Tùy vào quy mô, lĩnh vực mà website của bạn đang bán để tích hợp những kênh liên hệ phù hợp nhất cho khách hàng. Các website bán hàng hiện nay thường cung cấp các thông tin liên hệ như: Zalo, Messenger, Điện thoại, Chat box,.... Trình bày vị trí thích hợp và thuận tiện cho việc thao tác của khách hàng

Ngoài ra, website cũng thể hiện rõ thông tin công ty hoặc chủ shop như:

Địa chỉ công ty, địa chỉ kho, số điện thoại liên hệ, email... (Thông tin này thường cuối trang).

Bạn trình bày làm sao để khi người dùng truy cập website hoặc khách hàng cần hỗ trợ vấn đề gì thuận tiện trao đổi với bạn nhất.

6. Tối ưu hóa Trải nghiệm Người dùng (UX)

Phần lớn công việc này thực hiện khi thiết kế trang web, nếu phần nào chưa được tối ưu hãy tối ưu nó. 

Ngoài ra, trong khi cập nhật nội dung lên website, hãy tối ưu nội dung để làm sao thân thiện và dễ thao tác cho người mua sắm. Các thao tác đặc biệt như mua hàng, thêm sản phẩm vào giỏ, liên hệ... thuận tiện nhất

7. Kiến thức/Cẩm nang về sản phẩm

Phần này thường được đưa vào mục Blog hoặc Hỏi đáp trên trang website. Ngoài việc cung cấp đầy đủ các thông tin, hướng dẫn sử dụng, bảo quản... thì mục này còn hỗ trợ cho SEO website để thu hút khách hàng mới.

8. Tối ưu hóa SEO website

SEO (Search Engine Optimization) là việc tối ưu hóa trang web để cải thiện khả năng xuất hiện của nó trên các kết quả tìm kiếm tự nhiên (không phải là quảng cáo) trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo, Cocccoc, và nhiều công cụ tìm kiếm khác. Mục tiêu của SEO là làm cho trang web của bạn hiển thị ở vị trí cao hơn và thu hút lượng lớn lưu lượng truy cập từ người tìm kiếm.

Ở Việt Nam người ta thường nhắc từ SEO website trên Google vì số người sử dụng công cụ tìm kiếm này nhiều hơn những công cụ khác.

Trong quá trình cập nhật nội dung, sản phẩm lên trang website bạn cần lưu ý tối ưu cho SEO. Dưới đây là các yếu tố chính giúp tối ưu SEO trang web của bạn

  1. Nội dung: Nội dung luôn là số 1. Tạo nội dung chất lượng, hữu ích và liên quan với từ khóa mục tiêu của bạn. Nội dung cần thỏa mãn nhu cầu của người đọc và cung cấp giá trị thực sự.

  2. Từ khóa: Nghiên cứu và chọn các từ khóa liên quan mà người tìm kiếm có thể sử dụng để tìm kiếm thông tin hoặc sản phẩm mà bạn cung cấp.

  3. Tiêu đề và Mô tả: Sử dụng tiêu đề và mô tả hấp dẫn để mô tả chính xác nội dung của trang web của bạn. Đây là thông tin mà người dùng thấy trước khi nhấp vào liên kết.

  4. Liên kết nội bộ và Liên kết ngoại bộ: Xây dựng cấu trúc liên kết nội bộ giữa các trang trong trang web của bạn. Đồng thời, cố gắng có liên kết từ các trang web khác đến trang web của bạn (liên kết ngoại bộ).

  5. Tối ưu hóa trang web: Đảm bảo rằng trang web của bạn tải nhanh, có thiết kế thân thiện với điện thoại di động, và tuân theo các nguyên tắc kỹ thuật của SEO.

  6. Sự chia sẻ và Tương tác xã hội: Thúc đẩy sự chia sẻ nội dung trên mạng xã hội và tương tác với khách hàng thông qua các nền tảng này.

  7. Phân tích và Theo dõi: Sử dụng các công cụ phân tích để theo dõi hiệu suất trang web của bạn, đánh giá lưu lượng trang web, tìm kiếm từ khóa hiệu quả, và hành vi người dùng để tối ưu hóa chiến lược SEO.

SEO giúp trang web của bạn xuất hiện trên các kết quả tìm kiếm quan trọng, tạo thêm lưu lượng truy cập, cải thiện thương hiệu và tạo nền tảng cho việc thu hút khách hàng tiềm năng.

9. Tư vấn  - Bán hàng /Chăm sóc khách hàng - Hậu mãi

Như đã nói ở trên, cung cấp các kênh liên hệ phù hợp cho khách hàng để họ dễ dàng liên hệ với bạn. Vì thế, trên các kênh liên hệ đã cung cấp đó bạn phải luôn sãn sàng cho những câu hỏi và tư vấn cho khách hàng.

Tôi biết, có nhiều người bán hàng giỏi nhưng cách họ nhắn tin lại lại rất tệ. Nếu vậy, trong lúc nhắn tin bạn có thể xin phép khách hàng và gọi cho họ. Nếu khách hàng chỉ muốn nhắn tin thì hãy học cách gõ bàn phím nhanh hơn :).

Hãy tiếp tục giữ liên hệ với khách hàng đã mua hàng:....

10. Theo dõi, phân tích

Ngoài các công cụ được tích hợp sẵn trên trang website, hiện nay có rất nhiều công cụ bên thứ 3 để theo dõi trang web mạnh mẽ vừa có phí và miễn phí.

Đối với người đang vận hành và theo dõi 1 trang website thì không thể bỏ qua 2 công cụ miễn phí nhưng rất mạnh mẽ này: Google Analytics, Google Search Console (tiền thân của nó là Google Webmaster Tools)

Ngoài ra còn một số công cụ khác bạn có thể tham khảo thêm:

  1. SEMrush: Đây là một công cụ tất cả trong một cho SEO và tiếp thị trực tuyến. SEMrush cung cấp thông tin về từ khóa, cạnh tranh, liên kết, hiệu suất từ khóa và nhiều khía cạnh khác của trang web.

  2. Moz: Moz cung cấp các công cụ SEO và phân tích, bao gồm kiểm tra xếp hạng từ khóa, phân tích liên kết, theo dõi sự cạnh tranh và kiểm tra kỹ thuật trang web.

  3. Ahrefs: Ahrefs là một công cụ mạnh mẽ cho nghiên cứu từ khóa, theo dõi liên kết, kiểm tra sự cạnh tranh và xem xét hiệu suất trang web.

  4. Hotjar: Công cụ này giúp bạn theo dõi hành vi người dùng trên trang web của bạn bằng cách cung cấp phản hồi thời gian thực và bản ghi màn hình của người dùng.

  5. Crazy Egg: Tương tự như Hotjar, Crazy Egg cung cấp các công cụ để theo dõi hành vi người dùng và phân tích trang web.

  6. Piwik (Matomo): Đây là một nền tảng phân tích mã nguồn mở có khả năng tự quản lý và bảo mật dữ liệu của bạn.

  7. HubSpot: Công cụ này không chỉ giúp theo dõi hiệu suất trang web mà còn tích hợp các khía cạnh quản lý khách hàng và tiếp thị.

  8. Webmaster Tools từ các công cụ tìm kiếm khác nhau: Ngoài Google Search Console, các công cụ tìm kiếm khác cũng cung cấp phiên bản của họ, như Bing Webmaster Tools, Yandex Webmaster Tools, v.v.

Tóm lại, để website bán hàng mang lại hiệu quả phần lớn là do cách bạn vận hành nó. Tuy nhiên, bạn cần có một trang web chuyên nghiệp, được tối ưu làm nền tảng cho công việc của mình.

Nếu như bạn chưa có website hoặc có website nhưng chưa được tối ưu. Hãy liên hệ với IT Express qua website để được tư vấn HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết cùng mục

Những bài viết dưới đây có thể bổ ích cho nội dung bạn vừa đọc ở trên. Hãy khám phá thêm.

Mục lục
Zalo messenger request