Low-fi marketing - Nghệ thuật Marketing từ nôi dung "Không hoàn hảo"

IT Express
Đăng bởi
IT Express
  985
"Low-fi marketing" là từ rút gọn của từ Low-fidelity marketing và nhiều người cũng gọi với từ Lo-fi marketing là một nghệ thuật marketing từ những nội dung "không hoàn hảo". Nghĩa là làm marketing dựa vào phương pháp và nội dung đơn giản nhưng chân thật, gần gũi với người dùng

Low-fi marketing là gì?

"Low-fi marketing" thường ám chỉ các chiến lược tiếp thị sử dụng các phương tiện và phương pháp đơn giản, không yêu cầu sự phức tạp hoặc đầu tư chi phí lớn. Trong môi trường kinh doanh, đôi khi việc sử dụng phương tiện truyền thông cơ bản và chiến lược truyền thông giản đơn có thể mang lại hiệu quả cao, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ hoặc ngành công nghiệp nơi mà sự chân thật và gần gũi hơn với khách hàng được ưa chuộng.

Low-fidelity marketing (hay còn được gọi là low-fi marketing hay Lo-fi marketing)

Low-fidelity marketing (hay còn được gọi là low-fi marketing hay Lo-fi marketing)

Dưới đây là một số ví dụ về chiến lược low-fi marketing:

  1. Quảng cáo ngoại trời đơn giản: Sử dụng bảng quảng cáo, biển hiệu đơn giản tại các vị trí quan trọng để thu hút sự chú ý.

  2. Tổ chức sự kiện địa phương: Tham gia hoặc tổ chức các sự kiện cộng đồng nhỏ để tạo ra sự tương tác và tạo ấn tượng với khách hàng địa phương.

  3. Sử dụng truyền hình và radio địa phương: Quảng cáo trên các kênh truyền hình và đài phát thanh địa phương có thể là một cách hiệu quả để tiếp cận đối tượng mục tiêu mà không cần phải chi trả nhiều.

  4. Tiếp cận qua mạng xã hội: Sử dụng các nền tảng mạng xã hội để tương tác với khách hàng, chia sẻ nội dung sáng tạo và xây dựng cộng đồng trực tuyến.

Tuy nhiên, mặc dù low-fi marketing có thể làm tăng tính tương tác và gần gũi với khách hàng, nhưng cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo rằng chiến lược vẫn phản ánh đúng hình ảnh và giá trị của thương hiệu.

Chiến dịch Lo-fi marketing thành công

Những ngày qua trên mạng đang có một clip quảng cáo "viral" của hãng mì tôm thanh long sử dụng kiểu marketing này.

Người dùng mạng xã hội thời gian qua có lẽ đều dễ dàng bắt gặp những cụm từ như “lần đầu tiên”, “trái thanh long” hay “mì tôm thanh long”. Tất cả bắt nguồn từ đoạn video quảng cáo sản phẩm mì ăn liền thanh long Caty của Công ty TNHH Caty Food.

Clip quảng cáo với ngân sách cực thấp.

Chỉ với ngân sách 200.000 đồng để sản xuất clip quảng cáo, clip trên nền nhạc “Bài ca mì thanh long” mang giai điệu xưa cũ nhưng dễ nhớ, hai linh vật được nhãn hàng giới thiệu là “bé thanh long” màu hồng đứng nhảy múa để quảng bá cho sản phẩm. Hiệu ứng được sử dụng khá đơn giản, nếu không muốn nói là xuề xòa: chỉ có gói mì tôm xuất hiện qua lại trên màn hình.

Đoạn quảng cáo kỳ lạ với cách làm bị đùa là “ngân sách 200.000 đồng” này cuối cùng trở thành hiện tượng được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội. Theo số liệu của Kompa.ai từ ngày 23/11 đến 30/11, 218.963 thảo luận đã đề cập đến chủ đề mì thanh long Caty với hơn 4,5 triệu lượt tương tác.

Cộng đồng mạng phản ứng tích cực với chủ đề này khi chỉ số cảm xúc đạt 98,67%. Tỷ lệ người tham gia thảo luận chủ yếu đến từ TP.HCM – chiếm 47,75%. Gen Y và Gen Z là thế hệ “bắt trend” mì thanh long nhanh nhất, với tỷ lệ người tham gia thảo luận nằm trong nhóm có độ tuổi từ 25-35 tuổi chiếm 79,96%.

Số liệu gần đây của YouNet Media cũng cho thấy từ ngày 28/11 đến 4/12, mì tôm thanh long cán mốc 437.070 thảo luận và 3,43 triệu tương tác, dẫn đầu bảng xếp hạng SocialTrend Ranking – Lĩnh vực Ăn uống.

Low-fi Marketing – chiến lược quảng cáo tạo ra sự khác biệt.

Theo phân tích của Kompa.ai, những đoạn quảng cáo được trau chuốt về nội dung và hình ảnh luôn được người tiêu dùng nhìn thấy mỗi ngày. Trái lại, sự xuất hiện của những quảng cáo không được đầu tư quá bài bản lại trở thành một xu hướng sáng tạo kiểu mới, tạo được hứng thú với người xem, thu hút chú ý thành công nhờ vào sự khác biệt.

“Chiến lược sử dụng các nội dung, hình ảnh quảng cáo không hoàn hảo này còn có tên gọi là Lo-fi Marketing. Viral clip mì thanh long chứa đựng những yếu tố hài hước, ngây ngô trong nội dung truyền tải là một ứng dụng điển hình của chiến lược này”, Kompa.ai cho biết.

Theo một bài viết trên trang Adweek, Lo-fi Marketing được các nhà quảng cáo tận dụng ngày càng nhiều trong vài năm gần đây, đặc biệt là trên mạng xã hội. Những nội dung “không hoàn hảo” này thường có phần hình ảnh không được sản xuất tốt, phần âm thanh thiếu nhất quán, nội dung cũng không tốn nhiều công sức.

Thoạt nhìn, cách làm marketing này có vẻ khác thường đối với các thương hiệu và ngay cả những người làm trong lĩnh vực marketing – quảng cáo, một ngành đòi hỏi sự hoàn hảo và hào nhoáng. Tuy nhiên, ngày càng nhiều thương hiệu áp dụng phong cách này. Ban đầu là do trong thời kỳ đại dịch không có đầy đủ điều kiện để sản xuất với chất lượng chuẩn chỉnh, nhưng sau đó là vì những lợi ích rõ ràng mà Lo-fi marketing đem lại.

Hình thức này không chỉ giúp các thương hiệu và agency “đu trend” hiệu quả hơn, mà còn khiến họ trở nên gần gũi với người xem, từ đó hình thành sự kết nối đáng tin cậy thông qua nội dung mang tính tự nhiên, chân thực.

Tham khảo: cafebiz

 

Bài viết cùng mục

Những bài viết dưới đây có thể bổ ích cho nội dung bạn vừa đọc ở trên. Hãy khám phá thêm.

Mục lục
Zalo messenger request