Thiết kế web theo yêu cầu

Website của bạn là duy nhất. Chúng tôi kiến tạo nên những trang web độc đáo, tối ưu hóa hoàn hảo cho SEO, hiển thị mượt mà trên mọi thiết bị, đảm bảo bảo mậttốc độ tải cực nhanh (1-2 giây). Bứt phá doanh số cùng thiết kế web đầy sáng tạo!

Giao diện website đẹp
Thiết kế độc quyền
Tương thích di động
Tương thích di động
Good SEO
Tối ưu SEO
Tốc độ siêu nhanh
Tốc độ tải nhanh
line
website net core

Tạo dấn ấn mạnh mẽ bằng một web sáng tạo và độc quyền

Hãy tạo ra sự khác biệt giữa số đông bằng một website Độc quyềnSáng tạo

Dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp, KHÔNG sử dụng mã nguồn mở và được tối ưu toàn diện cho trải nghiệm người dùng, ghi dấu ấn THƯƠNG HIỆU từ lần xem đầu tiên.

Bạn đang gặp khó trong việc xây dựng thương hiệu trực tuyến?

Chưa có web để xây dựng thương hiệu trực tuyến, đã có web nhưng không tạo ra điểm nhận hay sự khác biệt, website thiết kế sơ sài làm mất hình ảnh thương hiệu - công ty, web khó sử dụng...

IT Express

Chưa có website để xây dựng thương hiệu, đã có web nhưng không tạo ra sự khác biệt hoặc điểm nhấn riêng của thương hiệu? Thâm chí web quá xấu và không xứng tầm với doanh nghiệp?

Giao diện website trên di động rất khó xem và tương tác?

Web tải quá chậm làm khách bỏ rời đi

Khách không tìm thấy website của bạn khi tìm kiếm?

Khó quản lý nội dung, sản phẩm cũng như tiếp nhận đơn hàng?

Web không khó nâng cấp và mở rộng theo quy mô?
Contact IT Express

Liên hệ ngay với chuyên gia IT Express để được tư vấn hoàn toàn miễn phí và có cơ hội sở hữu ngay một website đẳng cấp

(Nếu đã có website, hãy cho chúng tôi biết, chuyên gia IT Express sẽ phân tính đánh giá trước khi đưa ra giải pháp cho bạn)

Tại sao nên chọn IT Express?

Không như phần lớn các công ty trên thị trường sử dụng mã nguồn mở với giao diện được thiết kế sẵn và cung cấp cho nhiều khách hàng khác nhau. IT Express thiết kế độc lập để làm nổi bật thương hiệu của từng doanh nghiệp. Với việc chọn lối đi chuyên nghiệp trên nền tảng công nghệ NET Core - MVC (Một công nghệ hàng đầu của Microsoft) là công cụ mạnh mẽ giúp chúng tôi tự tin chinh mục mọi thử thách. Với đội ngủ thiết kế nhiều năm kinh nghiệm và sáng tạo, chúng tôi tin rằng sẽ mang đến cho Quý khách một đọc đáo và hiệu suất hoạt động tốt nhất.

Cam kết 100% website đều đạt được
Giao diện thiết kế độc quyền và sáng tạo 96% hài lòng
Tốc độ tải trang 1-2 giây
Tối ưu SEO toàn diện 100%
Tương thích thiết bị di động 100%
Bảo mật cao 99%
Khản năng mở rộng rất cao

Dự án nổi bật gần đây

Những dự án về thiết kế website gần đây mà IT Express đã thực hiện. Web thiết kế tại IT Express đáp ứng: Thiết kế giao diện đẹp, tương thích mọi thiết bị và trình duyệt, tốc độ tải nhanh, tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm (SEO website) và quản lý dễ dàng.
Chúng tôi không chỉ tạo ra những trang web đẹp mà mở ra cánh cửa kết nối thế giới khách hàng rộng lớn cho doanh nghiệp bạn. 

Khách hàng tiêu biểu

Khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động, là động lực để IT Express không ngừng phát triển và sáng tạo. IT Express cam kết mang đến giá trị tốt nhất, xây dựng niềm tin và mối quan hệ bền vững.
Hotika ACEFIC BGE123 Global - TS EU Hola Corp Hợp đồng taxi HTS DaikinProshop HiTien Group JETEKPro Mayaki Mxpress Hệ thống nha khoa Minh Châu Suzuka Thiên Thu Group Trustpaint USEED Vietnam Europa Vinavim Thien Thu Group

Lời chứng thực từ khách hàng

Bạn sẽ an tâm khi xem các đánh giá khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ tại IT Express

Câu hỏi thường gặp

Một số câu hỏi thường gặp có thể bạn quan tâm khi sử dụng dịch vụ tại IT Express

Một website hoạt động cần tối thiểu 3 yếu tố chính: Tên miền, Hosting, Mã nguồn trang web

1. Tên miền (domain): Là địa chỉ duy nhất của trang web trên internet VD như google.com hay congtyAbc.com, shopAbc.com... (cụ thể trang bạn đang xem là itexpress.vn). 

Tên miền là gì? Các loại Tên miền?

2. Hosting: Không gian lưu trữ mã nguồn, dữ liệu trang web của bạn trên internet. Tùy vào dung lượng lưu trữ, lượng khách truy cập chúng ta sẽ lựa chọn gói Hosting hoặc máy chủ (Server) phù hợp.

Hosting tùy vào mã nguồn web (3) sẽ có từng lại khác nhau: Hosting Windows (ASP.NET/ Net Core), Hosting Linux, Hosting Wordpress

3. Mã nguồn trang web: Là phần mềm web mà công ty thiết kế web đã tạo ra. Hay gọi là trang web mà bạn đang nhìn thấy.

Ngoài ra, hiện nay các trang web cần thêm chứng chỉ bảo mật web (SSL: Khi truy cập sẽ có thêm chữ s: https://domain.com).

Phân loại trang web có thể dựa theo các tiêu chí khác nhau như lĩnh vực kinh doanh, tính năng hoặc nhu cầu hay mục đích sử dụng trang web. Dưới đây là phân loại trang web theo mục đích sử dụng

1. Website thông tin (Informational Websites)

Là các trang cung cấp thông tin như trang tin điện tử, dịch vụ giải trí, văn hóa....

2. Website bán hàng, web thương mại điện tử (E-commerce Websites)

Các web bán hàng, sàn thương mại diện tử (shopee, tiki, lazada), trang rao vặt (chotot)

3. Website doanh nghiệp (Corporate Websites)

Web giới thiệu về công ty, doanh nghiệp hoặc tổ chức nào đó

4. Website giáo dục (Educational Websites)

Web trường học, tổ chức giáo dục, trung tâm giáo dục...

5. Website giải trí (Entertainment Websites)

Web video, trò chơi, phim ảnh....

6. Website mạng xã hội (Social Media Websites)

Mạng xã hội chia sẽ video, hình ảnh, hoặc nội dung

7. Website diễn đàn (Forum Websites)

Nơi người dùng thảo luận, trao đổi ý kiến và chia sẻ thông tin về các chủ đề cụ thể (ví dụ: Reddit, Quora, tinhte.vn).

8. Website dịch vụ (Service Websites)

Cung cấp dịch vụ ngân hàng, đầu tư, bảo hiểm (ví dụ: Bank of America, Vanguard), cung cấp thông tin và dịch vụ y tế, sức khỏe (ví dụ: WebMD, Mayo Clinic).

9. Website danh bạ (Directory Websites)

 Liệt kê và xếp hạng các doanh nghiệp theo ngành nghề (ví dụ: Yellow Pages, Yelp, masothue.vn), liệt kê thông tin liên hệ của cá nhân và chuyên gia (ví dụ: LinkedIn).

10. Website cá nhân (Personal Websites)

Nơi cá nhân chia sẻ thông tin về bản thân, sở thích, và các hoạt động (ví dụ: trang web riêng của một nghệ sĩ, nhà văn, v.v.).

11. Website phi lợi nhuận (Non-Profit Websites)

Giới thiệu về tổ chức, sứ mệnh, và các hoạt động từ thiện (ví dụ: Red Cross, UNICEF).

Phân loại website trên dựa theo mục đích và chức năng riêng, phục vụ nhu cầu và mục tiêu cụ thể của người dùng. Trên thực tế một trang web có thể thuộc nhiều loại khác nhau, điều quan trọng là chúng ta xác định được mục đích sử dụng và tác dụng mang lại của trang web.

Xem chi tiết

Tùy vào yêu cầu, đặc thù của dự án thì quy tình thiết kế và hoàn thiện một trang web có các bước khác nhau. Tuy nhiên, trên cơ sở chung và phổ biến nhất thì quy trình thiết kế website có các bước như sau:

Bước 1: Thu nhập thông tin từ khách hàng. Người có nhu cầu thiết kế kế web sẽ nói cho công ty thiết kế web bạn đang cần thiết kế một trang web như thế nào. Lúc này bên công ty thiết kế website sẽ cố gắng khai thác càng nhiều thông tin càng tốt giúp việc thiết kế sau này đi đúng hướng.

Bước 2: Phân tích yêu cầu, tư vấn giải pháp và báo giá.

Bước 3: Ký hợp đồng.

Bước 4: Thiết kế giao diện trang web. Bao gồm thiết kế bố cục, màu sắc, hiệu ứng...

Bước 5: Lập trình hoàn thiện tính năng web

Bước 6: Cấu hình chạy thử, kiểm tra xử lý lỗi phát sinh...

Bước 7: Giao nhận & bàn giao, bảo trì

1. Tên miền (hay domain) là gì?

Tên miền (tên quốc tế gọi là: domain) là một tên duy nhất để xác định một trang web hoặc một ứng dụng nào đó trên internet. Tên miền được lập thành từ các ký tự A-z, 0-9 và dấu gạch nganh "-". 

IT Express đã đề cập đến khai niệm tên miền trong một bài viết bạn có thể xem thêm:

Tên miền là một nhãn (hay còn gọi là tên được tạo thành từ các ký tự A-Z, 0-9 và ký tự -) nó là một tên duy nhất trên internet để đại diện cho 1 địa chỉ mạng nào đó.

2. Cách lựa chọn tên miền phù hợp

Tiêu chí để chọn 1 tên miền gọi gọn trong các tiêu chuẩn: Ngắn, dễ nhớ, dễ phát âm, liên tưởng tới thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn.

Quý khách xem thêm bài viết:

Để kiểm tra một tên miền còn tồn tại hay không, Quý khách vào Kiểm tra và đăng ký tên miền. Nếu cần hỗ trợ gì thêm Quý khách cứ chát trực tiếp trên website này hoặc liên hệ với chúng tôi qua các thông tin trên website này.

Xem thêm câu hỏi thường gặp về tên miền bài viết về "Tên miền"

Nếu phân loại Hosting theo HĐH thì Hosting có 2 loại chính Hosting Windows và Hosting Linux. Trong khi các dịch vụ cung cấp hosting trên thị trường thường phân loại theo nhu cầu sử dụng của người dùng (Lưu trữ, số lượng truy cập, tốc độ tải....) như sau:

  1. Shared Hosting (Hosting chia sẻ): Đang phổ biến, giá thành thấp. Đây là loại hosting phổ biến nhất và thường dành cho các trang web cá nhân, blog, hoặc doanh nghiệp nhỏ. Trên một máy chủ duy nhất, nhiều người dùng sẽ chia sẻ tài nguyên như CPU, bộ nhớ, và băng thông. Điều này làm giảm chi phí, nhưng có thể dẫn đến hiệu suất kém nếu có quá nhiều trang web sử dụng cùng một máy chủ.

  2. VPS Hosting (Virtual Private Server Hosting): VPS là sự tiến bộ từ Shared Hosting. Ở đây, máy chủ vật lý được chia thành nhiều máy chủ ảo độc lập, mỗi máy chủ ảo có tài nguyên riêng và cấu hình độc lập. Điều này cung cấp hiệu suất tốt hơn và tính bảo mật cao hơn.

  3. Dedicated Hosting (Máy chủ riêng): Trong loại này, bạn thuê toàn bộ máy chủ vật lý cho riêng mình. Điều này cung cấp tài nguyên tối đa và kiểm soát hoàn toàn về cấu hình máy chủ. Dedicated hosting thường được sử dụng cho các trang web lớn với lưu lượng truy cập cao hoặc ứng dụng phức tạp.

  4. Cloud Hosting (Máy chủ sử dụng công nghệ Đám mây): Cloud hosting sử dụng nhiều máy chủ ảo kết hợp lại để tạo thành một môi trường hosting linh hoạt. Bạn có thể mở rộng hoặc thu nhỏ tài nguyên theo nhu cầu của bạn. Điều này giúp tránh tình trạng quá tải và làm tăng sẵn sàng của trang web.

  5. WordPress Hosting (Máy chủ thiết lập chuyên dụng cho WordPress): Đây là dạng hosting được tối ưu hóa cho các trang web chạy trên nền tảng WordPress. Nó cung cấp các tính năng và công cụ đặc biệt để quản lý và tối ưu hóa trang web WordPress của bạn.

  6. Reseller Hosting (Hosting dành cho đại lý hoặc CTV): Reseller hosting là dành cho những người muốn bắt đầu kinh doanh hosting riêng của họ. Bạn thuê tài nguyên từ một nhà cung cấp hosting và sau đó bán chúng lại cho các khách hàng của bạn.

SSL (là viết tắt của từ tiếng anh Secure Sockets Layer) là một công nghệ mã hóa dữ liệu được sử dụng để bảo mật truyền thông trên Internet. SSL thường được sử dụng để bảo vệ thông tin cá nhân và nhạy cảm, chẳng hạn như thông tin tài khoản ngân hàng, mật khẩu, và dữ liệu cá nhân trên các trang web.

Khi bạn truy cập một trang web được bảo vệ bằng SSL, trình duyệt của bạn và máy chủ web tạo một kết nối an toàn, được mã hóa, để đảm bảo rằng thông tin gửi đi và đến không thể bị đánh cắp hoặc hiển thị bởi bất kỳ ai theo dõi truy cập mạng. Các trang web sử dụng SSL thường được nhận biết bằng việc có "https://" thay vì "http://" ở đầu địa chỉ web và thường có biểu tượng khóa xanh hoặc biểu tượng khóa khác để cho biết rằng kết nối đang được bảo vệ bằng SSL.

SSL đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu (data integrity) và đảm bảo tính xác thực của máy chủ web (server authentication). Nó giúp ngăn chặn các cuộc tấn công như đánh cắp thông tin, giả mạo trang web, hoặc theo dõi hoạt động truy cập mạng của người dùng.

SSL đã được phát triển thành phiên bản TLS (Transport Layer Security), và cả hai thuật toán được sử dụng rộng rãi để bảo vệ dữ liệu truyền tải trên Internet. TLS 1.2 và TLS 1.3 là các phiên bản phổ biến hiện nay, với TLS 1.3 được coi là phiên bản an toàn và nhanh hơn.

Hosting được phân loại như sau:

1. Hosting Windows:

Là Hosting chạy trên máy chủ cài hệ điều hành (HĐH) Windows server

Hosting trên windows thường sử dụng cho các ngôn ngữ: ASP.NET, NET Core, ASP, JAVA... (Nói chung là họ ngôn ngữ lập trình .NET)

Và sử dụng Cơ sở dữ liệu (CSDL) SQL Server.

Tất nhiên, tùy nhà cung cấp thì Hosting vẫn có thể hỗ trợ:

Các ngôn ngữ lập trình PHP, Python,....

Và CSDL MySQL

Tuy nhiên, nếu sử dụng PHP, MYSQL... thì bạn nên sử dụng Hosting Linux để hỗ trợ tốt hơn

2. Hosting Linux

Là Hosting được xây dựng trên máy chủ cài các HĐH của họ Linux

Hỗ trợ các ngôn ngữ: PHP, MySQL, Python, Pear, XML.

CSDL: MySQL, MongoDB...

3. Phân biệt loại Hosting nào để sử dụng

Dựa vào ngôn ngữ lập trình website để lựa chọn Hosting phù hợp. Cụ thể như nêu ở trên

Ngoài ra:

Hosting còn phân biệt nhiều yếu tố khác như:

Ổ đĩa: SSD hay HDD hay Turbo SSD...

SSD: Có tốc độ truy suất nhanh nhất

Turbo SSD: Nhanh vừa

HDD: Chậm

Là email sử dụng tên miền riêng của cá nhân hoặc tổ chức, VD bạn có một tên miền abc.com thì dịch vụ email theo tên miền sẽ cung cấp các email: user1@abc.com, user2@abc.com...

Email tên miền hoạt động như những email khác gmail, yahoo mail... nhưng thay vì ai cũng có thể khởi tạo miễn phí thì email tên miền chỉ được tổ chức sở hữu tên miền đó cấp mới được sử dụng. Điều này nhằm xác nhận, email đó thuộc về tổ chức đó.

Tùy vào tình hình thực tế công việc, dự án và nhiệm vụ khác nhau sẽ được thiết lập những máy chủ khác nhau.Dưới đây là những loại máy chủ phổ biến ngày nay:

  1. Máy chủ web (Web Server): Như đã mô tả trong câu hỏi trước, máy chủ web là máy chủ được sử dụng để lưu trữ và phục vụ trang web và tài liệu web cho các máy tính khác qua giao thức HTTP.

  2. Máy chủ email (Email Server): Máy chủ email quản lý và phân phối email giữa các hộp thư email của người dùng. Các ví dụ bao gồm Microsoft Exchange, Postfix, và Sendmail.

  3. Máy chủ dự án (Project Server): Cung cấp các dịch vụ quản lý dự án và tài nguyên cho các dự án trong tổ chức.

  4. Máy chủ cơ sở dữ liệu (Database Server): Máy chủ cơ sở dữ liệu lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu, cho phép các ứng dụng và máy tính khách truy cập dữ liệu theo yêu cầu. Các hệ quản lý cơ sở dữ liệu phổ biến bao gồm MySQL, PostgreSQL, Microsoft SQL Server, và Oracle.

  5. Máy chủ tệp (File Server): Dùng để lưu trữ và chia sẻ tệp và thư mục giữa các máy tính khác nhau trong mạng.

  6. Máy chủ proxy (Proxy Server): Máy chủ proxy hoạt động như một trung gian giữa máy tính khách và máy chủ cuối cùng, cho phép kiểm soát truy cập Internet, cải thiện hiệu suất và bảo vệ mạng.

  7. Máy chủ ứng dụng (Application Server): Cung cấp môi trường để chạy và quản lý các ứng dụng doanh nghiệp, chẳng hạn như ứng dụng web, trò chơi trực tuyến, và ứng dụng doanh nghiệp.

Máy chủ có thể là cả phần mềm và phần cứng, tùy thuộc vào loại dịch vụ mà nó cung cấp. Phần cứng máy chủ thường được cấu hình để đảm bảo khả năng hoạt động ổn định và đáp ứng nhu cầu tải lớn từ các máy tính khách.

Máy chủ (Server) là một thiết bị hoặc phần mềm được sử dụng để cung cấp các dịch vụ, tài nguyên hoặc chức năng cho các máy tính khác. Những máy tính truy cập dữ liệu từ máy chủ gọi là máy khách (clients). Máy chủ thường được sử dụng để lưu trữ và quản lý dữ liệu, chia sẻ tài nguyên, cung cấp các dịch vụ mạng như email, trang web, cơ sở dữ liệu, và nhiều ứng dụng khác.

Nhìn chung, máy chủ giống như bao mấy tính khác (như máy tính cá nhân của bạn), tuy nhiên nó được trang bị một cậu hình đặc biệt và được cài đặt những phần mềm đặc biệt nhằm phục vụ mục đích nó đang hoạt động.

Máy chủ web (Web server) là gì?

Web server là một phần mềm hoặc máy tính được sử dụng để lưu trữ, xử lý và phục vụ các tệp và trang web cho các máy tính khác trên Internet hoặc mạng nội bộ. Chức năng chính của máy chủ web là đáp ứng các yêu cầu HTTP (Hypertext Transfer Protocol) từ các máy tính khách (client) bằng cách cung cấp nội dung web, chẳng hạn như trang web, hình ảnh, video, và các tài liệu khác.

 

Bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp liên hệ ngay với chúng tôi
Zalo messenger request