Bài học từ việc nhiều chủ Shop bị trừ tiền và bị khóa tài khoản trên Shopee

IT Express
Đăng bởi
IT Express
  724
Gần đây trên mạng có nhiều chia sẻ của nhiều chủ Shop về việc bị phạt tiền, bị khóa tài khoản... do vi phạm chính sách của Shopee. Bài học nào rút ra cho chủ shop bán hàng trên các sàn TMĐT

Vì sao nhiều Shop trên sàn TMĐT Shopee bị phạt tiền, từ vài triệu lên đến cả tỉ đồng?

Vừa qua, cộng đồng kinh doanh trực tuyến xôn xao trước thông tin nhiều nhà bán hàng (shop) trên sàn thương mại điện tử Shopee bị trừ tiền trong tài khoản. Con số các shop bị trừ tiền lên đến cả nghìn trường hợp, số tiền bị trừ từ vài chục triệu lên đến hàng tỉ đồng. Nhiều nhà bán hàng đã kéo đến trụ sở của Shopee để khiếu nại.

Một tài khoản trên shopee bị trừ gần cả tỷ đồng và đang bị âm hơn 500 triệu trên tài khoản shoppe.

Một tài khoản trên shopee bị trừ gần cả tỷ đồng và đang bị âm hơn 500 triệu trên tài khoản shoppe.

Nguyên nhân là từ cuối tháng 12/2023, Shopee ban hành chính sách xử lý hành vi gian lận ưu đãi của các shop trên sàn. Các vi phạm này được cho là rất nghiêm trọng, đã được quy định tại điều khoản sử dụng dịch vụ và tiêu chuẩn cộng đồng mà Shopee đã ban hành.

Bà Quyên Trần, Giám đốc vận hành Shopee cho biết: "Với tình trạng vi phạm lạm dụng ưu đãi của Shopee ngày càng tăng cao, từ ngày 28/12/2023, chúng tôi đã ban hành chính sách xử lý vi phạm lên tới 10 triệu đồng trên một đơn vi phạm và trực tiếp cấn trừ số tiền vi phạm từ tài khoản của nhà bán hàng".

Trên thực tế, nhiều Shop bán hàng bị trừ tiền vì đã vi phạm các chính sách chống gian lận của Shopee như: Gian lận mã giảm giá, tạo đơn hàng ảo, quảng cáo sai sự thật...

Tuy nhiên, cũng có những chủ Shop đã kêu oan vì bên cửa hàng không hề có đơn hàng gian lận nhưng tài khoản vẫn bị trừ tiền lên cả mấy trăm triệu đồng.

Bài học nào rút ra từ chiến dịch chống gian lận của Shopee?

Quan điểm của IT Express, chiến dịch "Chống gian lận" của Shopee là cần thiết và đáng kích lệ các sàn TMĐT khác cũng có những chiến dịch sàng lọc nhà bán hàng gian lận. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vì lượng đơn hàng quá nhiều nên sẽ có những sai sót nên gây ảnh hưởng với những cửa hàng bán hàng khác.

Từ chiến dịch của Shopee các chủ shop nên chọn cách bán hàng chân chính để mang tới cho khách hàng những sản phẩm đúng chất lượng. 

Hạn chế phụ thuộc vào sàn TMĐT nói riêng hay một nền tảng thứ 3 (như mạng xã hội) nói chung

- Việc từ ngày 28/12/2023 shopee thay đổi chính sách phần nào đó làm cho các chủ Shop không kịp cập nhật thông tin và vô tình bị ảnh hưởng.

- Việc phụ thuộc vào những nền tảng bên thứ 3 chúng ta dễ bị ảnh hưởng khi các chính sách của các nền tảng này thay đổi như: Số lượng đơn hàng giảm sút, lượng khách hàng cũ không tìm thấy bạn nữa, hoặc nhiều Shop bị khóa tài khoản vĩnh viễn.... Điều này là rất nguy hiểm khi chúng ta mất công xây dựng thương hiệu của mình trong nhiều năm vì một ngày xấu trời các nền tảng thay đổi chính sách ta có nguy cơ trở về số 0 tròn trỉnh.

- Không phủ nhận việc bán hàng trên các nền tảng thứ 3 như Sàn TMĐT, mạng xã hội... giúp chúng ta tăng doanh thu đáng kể và thậm chí là rất nhiều. Nhưng như đã nói ở trên, việc chơi trên một sân chơi của người khác chúng ta không có quyền và khó kiểm soát được mọi thứ. Vì thế chúng ta cần xây dựng một kênh bán hàng riêng cho mình.

Xây dựng website bán hàng riêng là giải pháp hạn chế phụ thuộc vào nền tảng thứ 3

Việc xây dựng một website bán hàng riêng có thể mang lại nhiều lợi ích so với việc bán hàng trên sàn thương mại điện tử hay mạng xã hội. Dưới đây là những lợi ích mà một website bán hàng mang lại cho bạn

  1. Quyền kiểm soát và Tùy chỉnh:

    • Kiểm soát đầy đủ: Bạn có toàn quyền kiểm soát đối với nội dung, thiết kế, chính sách và trải nghiệm người dùng trên website của mình.
    • Tùy chỉnh cao: Có thể tùy chỉnh giao diện, chức năng và trải nghiệm mua sắm theo mong muốn của doanh nghiệp.
  2. Thương hiệu riêng biệt:

    • Xây dựng thương hiệu mạnh mẽ: Website riêng giúp xây dựng và củng cố thương hiệu của bạn một cách riêng biệt, không phải chia sẻ với các đối thủ trên cùng một sàn.
  3. Quản lý Chi phí:

    • Loại bỏ phí hoa hồng: Không cần trả phí hoa hồng cho các sàn thương mại điện tử, giúp giảm chi phí và tăng lợi nhuận.
    • Chi phí quảng cáo kiểm soát: Bạn có thể kiểm soát chi phí quảng cáo và chiến lược tiếp thị của mình mà không phụ thuộc vào quy định của sàn thương mại điện tử.
  4. Tương tác trực tiếp với Khách hàng:

    • Tương tác trực tiếp: Website riêng giúp bạn tương tác trực tiếp với khách hàng qua hệ thống hỗ trợ, phản hồi, và dịch vụ khách hàng.
    • Xây dựng mối quan hệ: Tạo cơ hội để xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng thông qua chương trình thành viên, cập nhật thông tin và ưu đãi.
  5. Dữ liệu và Phân tích:

    • Kiểm soát dữ liệu: Bạn có quyền sử dụng và bảo vệ dữ liệu khách hàng của mình theo cách mà bạn muốn.
    • Phân tích chi tiết: Có thể sử dụng các công cụ phân tích để hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng và tối ưu hóa chiến lược kinh doanh.
  6. SEO và Sự Tìm kiếm: 

    • Tối ưu hóa SEO: Tăng khả năng xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm thông qua việc tối ưu hóa SEO cho website của bạn.
    • Tự do quảng cáo: Bạn có quyền tự do quảng cáo sản phẩm của mình mà không cần tuân theo các hạn chế của sàn thương mại điện tử.

Mặc dù khi "thiết kế website bán hàng" riêng cho cửa hàng (Shop) bạn cần chi trả các khoản chi phí như phí thiết kế website ban đầu, phí duy trì hàng năm nhưng nó thực sự cần thiết để bạn xây dựng một thương hiệu trực tuyến bền vững và tránh được những rủi ro từ bên ngoài.

Công ty CP phát triển CN IT Express với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành thiết kế website sẽ tư vấn và mang đến cho Quý khách một trang website bán hàng chất lượng và chuyên nghiệp. Nếu bạn quan tâm vui lòng liên hệ qua website này hoặc

Điện thoại: 0888 724 024 (Zalo)

Hotline: 0934 816 678 

Bài viết cùng mục

Những bài viết dưới đây có thể bổ ích cho nội dung bạn vừa đọc ở trên. Hãy khám phá thêm.

Mục lục
Zalo messenger request