Những kiến thức cơ bản cho những người khi yêu cầu một công ty nào đó thiết kế website cho mình. Bao gồm: giao diện website, module hay tính năng website; tên miền; hosting
Để có một website đúng với ý tưởng của mình và hoạt động hiệu quả thì bạn cần truyền tải các ý tưởng, yêu cầu của mình đến đối tác thiết kế website một cách rõ ràng, đầy đủ nhất trong khản năng có thể. Để làm được điều này, chúng ta cần có một số kiến thức cơ bản về cách hoạt động và vận hành của website. Bài viết này tôi sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản và cách lên kế hoạch để yêu cầu thiết kế một website cho công ty mình.
Một website hoạt động cần 3 yếu tố chính: Mã nguồn website, tên miền, hosting
Trong đó:
- Mã nguồn website: Do bên nhà thiết kế website thiết kế lên, bao gồm bố cục hiển thị, màu, các hạnh động tương tác trên website.
- Tên miền: là tên duy nhất để truy cập vào website của bạn VD: itexpress.vn, holacor.com, tencongty.com (có nhiều loại tên miền trong đó có 2 loại chính: tên miền quốc tế (.com, .net, .org.... và tên miền quốc gia, .vn, .com.vn, .edu.vn....)
- Hosting: Là không gian lưu trữ website, bao gồm lưu trữ mã nguồn web, hình ảnh, video, bài viết của mình khi đăng lên website.
Bạn có thể xem thêm bài viết:
- Website là gì, website hoạt động như thế nào?
- Các chi phí cần thiết để duy trì website hoạt động
Sau đây là một số kiến thức bạn nên biết
1. Phác thảo lên website của mình.
- Đầu tiên, bạn hãy xem mục đích thiết thiết kế website là gì? Website để giới thiệu về công ty, website để bán hàng trực tuyến, website giới thiệu sản phẩm, website giới thiệu các dịch vụ.... web tuyển dụng, rao vặt....
- Khi có mục đích rồi, bạn có thể phác thảo website lên 1 tờ giấy về bố cục website như: Bao gồm những phần gì, phần này được hiển thị ở đâu, hiển thị kiểu như thế nào.... Bạn cũng có thể tham khảo các mẫu website về lĩnh vực đã có trên thị trường (hoặc thậm chí là website của chính đối thủ) rồi từ đó xem cần thêm, bỏ đi phần nào hay chỉnh sửa phần đó ra làm sao....
- Liệt kê ra các tính năng (hoặc module website) mình cần có: VD Tính năng đặt hàng, quản lý đơn hàng, tính phí vận chuyển cho đơn hàng.....
- Tông màu chủ đạo của website: Thường là 2-3 màu trong đó có một hoặc 2 màu chính, những màu còn lại mục đích phố với để hiển thị phù hợp với màu chính đó. VD: Nếu bạn chọn nền màu đen thì màu chữ trên nền đó sẽ phố màu khác để hiển thị trên nền đen
VD: Xem một VD phối màu dưới đây của IT Express hình dưới:
Hinh
Chú ý: Một website không quá nhiều màu (không nên quá 4 màu) sẽ làm cho website lòe lẹt, nhìn không chuyên nghiệp.
2. Chọn tên miền
- Cũng giống như tên công ty hoặc cửa hàng của bạn. Tên miền là tên duy nhất đáp ứng các yêu cầu: Sử dụng là ký tứ A-Z, các chữ số và dấu gạch ngang "-". Tên miền viết liền (Độ dài tối thiểu 4 ký tự, tối đa 200 ký tự): VD: congtyabc.com, congty-abc.vn.
- Tên miền có 2 loại chính: tên miền quốc tế (có đuôi .com, .net, .info ... ) và tên miền quốc gia (Việt Nam): (có đuôi.vn, hoặc .com.vn...), ngoài ra có một số tên miền theo ngành hoặc lĩnh vực khác nhau như: .ai, .website, .store, .shop .top... Xem bảng giá tên miền tại: Bảng giá tên miền
- Cách chọn tên miền: Có thể có nhiều cách chọn tên miền nhưng sau đây là 2 cách chính bạn có thể tham khảo:
+ Chọn tên miền theo tên công ty hoặc tên thương hiệu: VD: ABC.com, LeHoang.com, CongtyABC.vn, ThuongHieuABC.vn....
+ Chọn tên miền theo sản phẩm hoặc dịch vụ mình cung cấp: VD: shopmypham.com, myphamhanquoc.vn, dichvulaixe.com.vn
+ Và tất nhiên, bạn phải kiểm tra tên miền mình muốn sử dụng đã được ai đăng ký sử dụng chưa? Nếu có rồi thì bạn có thể thêm vào vài ký tự để phân biệt hoặc chọn một tên miền kiểu khác.
VD: Công ty IT Express có tên miền itexpress.vn, nhưng khi kiểm tra thêm tên miền itexpress.com thì đã có người mua, nên chúng tôi phải chọn tên miền itexpressvn.com.
Để kiểm tra tên miền hãy truy cập vào đây
Gợi ý: Đối với các cửa hàng nhỏ lẻ, shop cá nhân có thể chọn theo tên sản phẩm, tên shop hoặc tên dịch vụ mình cung cấp để người dùng dễ nhớ và liên tưởng ngay tới sản phẩm hay dịch vụ mình cung cấp. Còn đối với các doanh nghiệp lớn thì họ có thể mua nhiều tên miền bao gồm cả tên công ty, tên sản phẩm dịch vụ họ cung cấp.
3. Chọn Hosting phù hợp.
- Như đã nói ở trên, hosting là không gian lưu trữ mã nguồn, data, hình ảnh, bài viết, video.... của mình khi đăng lên website. Hosting nằm trên một máy chủ nào đó luôn luôn trực tuyến để bất cứ thời điểm nào, vị trí nào truy cập vào website mình thì luôn xem được website.
- Hosting có nhiều thông tin khác nhau nhưng khi chọn hosting bạn chỉ nên quan tâm tới các thông tin sau: Dung lượng bao nhiêu, Băng thông bao nhiêu, số lượng website có thể chạy.
Trong đó:
+ Dung lượng hosting thường tính bằng Mb hoặc Gb: VD: 1Gb, 2Gb, 3Gb
+ Băng thông tính bằng Gb/tháng: VD gói Hosting ghi băng thông: 30Gb, nghĩa là trong 1 tháng sẽ có 30Gb băng thông truyền tải
+ Số website: 1 hoặc 2 hoặc 3.....
Cách chọn Hosting phù hợp:
Tôi lấy VD và làm tròn các con số sau cho dễ hiểu nhé. Website của bạn có 30 sản phẩm, mỗi sản phẩm có 5 hình, mỗi hình có 1Mb. Vậy thì dung lượng sản phẩm chiếm: 30 x 5 x 1 = 150Mb ngoài ra chữ viết, video.... trong bài viết sản phẩm cũng sẽ được cộng vào.
Ngoài ra hosting cần để lưu trữ: Mã nguồn website + Database 100-300Mb (ngay cả khi chưa cập nhật nội dung vào website).
Băng thông là lưu dữ liệu truyền tải khi khách truy cập website: VD 1 khách hàng xem 1 trang sản phẩm, có 10 hình hiển thị trên trang khách đang xem, cả hình sản phẩm và những hình khác web đang hiển thị, mỗi hình 1Mb vậy họ sử dụng mất: 1 x 10 x 1 = 10Mb trong một lần xem và nếu họ xem 10 trang thì mất: 10Mb x 5(trang xem) = 50Mb. Vậy tổng 1 tháng bạn có 1000 khách truy cập thì mất: 50 x 1000 = 50,000 Mb (~ 50Gb băng thông/tháng). Nếu trường hợp hết băng thông mà chưa hết tháng thì những ngày trong tháng đó còn lại website sẽ tạm ngưng và đầu tháng tiếp sau sẽ tiếp tục.
Xem bảng giá chi phí Hosting
Chuẩn bảo mật SSL cho website: Mặc dù không phải là yếu tốt bắt buộc nhưng hiện nay các tổ chức và trình duyệt thường cảnh báo nếu website không được sử dụng chuẩn bảo mật SSL cho website.
Biểu hiện ổ khóa ngay trước tên miền trên trình duyệt khi truy cập website
Đối với SSL có nhiều loại khác nhau, loại cơ bản nhất có phí tầm: 250.000/năm.
4. Chi phí duy trì hằng năm, còn chi phí phát sinh.
- Phí thiết kế website thường được tính một lần duy nhất. Tuy nhiên, để website hoạt động lâu dài chúng ta phải trả phí duy trì tên miền, hosting và chuẩn bảo mật SSL (nếu có). Vậy khi liên hệ công ty thiết kế website bạn cũng nên làm rõ những chi phí này, xem có phát sinh gì thêm không?
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm:
- Mã nguồn sử dụng hay ngôn ngữ lập trình website là gì? Đối với các website được thiết kế trên những mã nguồn mở miễn phí thì chi phí thường rẻ hơn so với những website được phát triển từ đầu. Những mã nguồn mở thông dung hiện nay: Wordpress, joomla, Opencart....Đa số các mã nguồn mở thường sử dụng ngôn ngữ lập trình là: PHP, CSDL MySql.
- Sau khi thiết kế website mình có thể quản lý được mã nguồn website hay không? Một số công ty không bàn giao mã nguồn website cho khách hàng nên bắt buộc khách phải đăng ký và sử dụng hosting của họ (Vì thế, có thể họ sẽ đẩy giá hosting lên cao hơn những nơi khác). Điều này là không tốt chút nào, vì có thể sau này bạn cần chuyển qua một nhà cung cấp khác sẽ không được.
Tuy nhiên, việc sử dụng hosting, tên miền và cách dịch vụ liên quan bên công ty thiết kế website thì bạn sẽ được hỗ trợ tốt hơn vì: Họ là bên thiết kế website, trường hợp lỗi website, lỗi hosting hoặc lỗi cấu hình bạn cũng có thể yêu cầu họ kiểm tra và hỗ trợ xử lý lỗi. Vì khi bạn thuê Hosting một nơi khác thì có thể họ không nắm rõ về mã nguồn (vì không thiết kế nó) nên việc xử lý cũng gặp khó khăn. Vậy nên bạn hãy làm rõ các chi phí duy trì hằng năm và chi phí phát sinh mà tôi đã đề cập ở phần trên trước khi quyết định thiết kế website.
Trên đây là một số thông tin cơ bản mà bạn nên biết khi bắt đầu yêu cầu thiết kế một website. Tất nhiên còn nhiều thông tin khác nữa. Nếu bạn quan tâm có thể chát trực tiếp với nhân viên để được tư vấn cụ thể hơn.
Hotline: 0934 816 678 - 0888 724 024 (Zalo, Viber, iMessage....)
Chúc bạn thành công!