Bộ Công thương khuyến kích các trang TMĐT mô hình chia sẻ

Endy Hoàng
Đăng bởi
Endy Hoàng
  4,188
Đơn giản hóa các thủ tục cấp phép, cung cấp các hỗ trợ tài chính cho cá nhân có ý tưởng từ các hoạt động kinh tế chia sẻ, tạo lập thị trường cho mọi công dân tham gia vào hoạt động kinh tế chia sẽ... là những vấn đề được Bộ Công thương và Cục Thương mại điện tử (TMĐT) xây dựng chính sách phát triển TMĐT thảo luận trong Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ vừa được ban hành ngày 16/10/2019.
Để có cái nhìn chính xác về "Kinh tế chia sẽ là gì chúng ta lướt qua khái niệm Kinh tế chia sẻ đã nhé
Theo wikipedia: Kinh tế chia sẻ (còn được gọi là sharing economy hoặc tiêu dùng cộng tác) là một mô hình thị trường lai (ở giữa sở hữu và tặng quà) trong đó đề cập đến mạng ngang hàng dựa trên chia sẻ quyền truy cập vào hàng hóa và dịch vụ (phối hợp thông qua các dịch vụ trực tuyến dựa vào cộng đồng). Khái niệm này không phải là mới. Việc chia sẻ các nguồn tài nguyên là ví dụ nổi tiếng trong doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) như máy móc thiết bị trong ngành nông nghiệp và lâm nghiệp cũng như trong kinh doanh với người tiêu dùng (B2C) như giặt là tự phục vụ. Nhưng có ba yếu tố chính cho phép chia sẻ các nguồn lực cho một loạt rộng rãi các hàng hóa và dịch vụ mới cũng như các ngành mới. Thứ nhất, hành vi của khách hàng đối với nhiều hàng hóa và dịch vụ thay đổi từ sở hữu đến chia sẻ. Thứ hai, các mạng xã hội trực tuyến và thị trường điện tử dễ dàng hơn liên kết người tiêu dùng. Và thứ ba, các thiết bị di động và các dịch vụ điện tử làm cho việc sử dụng hàng hóa được chia sẻ và các dịch vụ thuận tiện hơn (ví dụ ứng dụng điện thoại thông minh thay vì chìa khóa vật lý).

Các nền kinh tế chia sẻ có thể có nhiều hình thức, trong đó có sử dụng công nghệ thông tin để cung cấp cho các cá nhân, tập đoàn, phi lợi nhuận và chính quyền với các thông tin đó cho phép tối ưu hóa các nguồn lực thông qua sự tái phân phối, chia sẻ và tái sử dụng các năng lực dư thừa hàng hóa và dịch vụ. Một tiền đề phổ biến là khi thông tin về hàng hóa được chia sẻ (thường là thông qua một thị trường trực tuyến), giá trị của những mặt hàng có thể tăng cho doanh nghiệp, cho các cá nhân, cho cộng đồng và cho xã hội nói chung.
 
 
Kế hoạch của Bộ Công Thương xác định rõ 2 nhóm nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước của ngành Công Thương đối với cá nhân và các bên liên quan trong việc thực hiện quyền và trách nhiệm về cung cấp và sử dụng dịch vụ trong kinh tế chia sẻ.
- Xây dựng và phát triển hệ sinh thái hỗ trợ hoạt động kinh doanh, đầu tư theo mô hình kinh tế chia sẻ đối với các lĩnh vực thuộc ngành Công Thương.
 
Theo Kế hoạch, tới đây các đơn vị thuộc Bộ Công Thương sẽ rà soát và bổ sung cơ chế chính sách giảm thiểu rủi ro cho các bên trong hoạt động kinh tế chia sẻ bao gồm cảnh báo sớm cho người cung cấp dịch vụ và cơ chế bảo vệ người tiêu dùng.
 
Đồng thời, rà soát và bổ sung chính sách hỗ trợ người cung cấp dịch vụ tham gia vào thị trường như: đơn giản hóa các thủ tục cấp phép, cung cấp các hỗ trợ tài chính cho cá nhân có ý tưởng từ các hoạt động kinh tế chia sẻ, tạo lập thị trường cho mọi công dân tham gia vào hoạt động kinh tế chia sẻ; cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin và dữ liệu trong công tác điều hành quản lý nhà nước, xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin và dữ liệu giữa các đơn vị thuộc Bộ và với các bộ, ngành với chính quyền các cấp, doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề.
 
Cục TMĐT và Kinh tế số sẽ chủ trì nghiên cứu đề xuất xây dựng chính sách phát triển TMĐT cho giai đoạn 2021-2025 theo hướng tạo điều kiện, khuyến khích các hoạt động TMĐT ứng dụng mô hình kinh tế chia sẻ; sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật và chính sách hiện hành thúc đẩy phát triển kinh tế chia sẻ, đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường dịch vụ và TMĐT; nghiên cứu, đề xuất chính sách tạo chủ động phát triển kinh tế chia sẻ, phát triển cơ sở hạ tầng hỗ trợ phát triển kinh tế chia sẻ.
 
Cục TMĐT và Kinh tế số cũng có trách nhiệm rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật về TMĐT để bao quát được những mô hình hoạt động mới phát sinh, phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế chia sẻ; nghiên cứu các nội dung về dịch vụ TMĐT xuyên biên giới và đề xuất hướng quản lý phù hợp với yêu cầu thực tiễn cũng như các cam kết hội nhập. Đồng thời, tăng cường giải pháp về đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin và bảo vệ quyền riêng tư của công dân, đảm bảo chủ quyền không gian mạng thuộc lĩnh vực phụ trách.
 
Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững được giao chủ trì nghiên cứu, đề xuất Lãnh đạo Bộ Công Thương và báo cáo Chính phủ với vấn đề vượt thẩm quyền xem xét ban hành các chính sách phát triển các mô hình kinh tế chia sẻ thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững.
 
Với Vụ KH&CN, đơn vị này sẽ chủ trì việc ưu tiên, khuyến khích triển khai các nhiệm vụ KH&CN gắn với phát triển các mô hình kinh tế chia sẻ, phát triển và ứng dụng các công nghệ nền tảng phục vụ phát triển kinh tế chia sẻ.
 
Cục Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ nghiên cứu, đề xuất quy định nhằm bảo đảm quyền và nghĩa vụ liên quan của các bên tham gia hoạt động kinh tế chia sẻ; nghiên cứu đề xuất quy định và tăng cường công tác quản lý, giám sát, kiểm tra để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trên thị trường; đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng cơ chế giải quyết khiếu nại trực tuyến nhằm đảm bảo phù hợp với thực tiễn phát triển của các mô hình TMĐT xuyên biên giới…
 Nguồn ICTNews.vn

 

Bài viết cùng mục

Những bài viết dưới đây có thể bổ ích cho nội dung bạn vừa đọc ở trên. Hãy khám phá thêm.

Mục lục
Zalo messenger request