Các quy định, thủ tục khi đăng ký hộ kinh doanh hoặc các thủ tục khác như thay đổi, tạm ngưng hay chấm dứt hoạt động kinh doanh... sẽ được IT Express tổng hợp và trình bày lại sau đây
1. Hộ kinh doanh là gì?
Theo quy định tại Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh“.
Vậy hộ kinh doanh có những đặc điểm sau:
– Chủ hộ kinh doanh có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình,
– Phải thực hiện kinh doanh tại một địa điểm,
– Sử dụng không quá 10 lao động,
– Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu riêng,
– Chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh,
– Hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,
– Hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp nên không được áp dụng các quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.
(Kiến thức pháp luât về Hộ kinh doanh)
2. Các thủ tục, hồ sơ, quy định của pháp luật đối với Hộ kinh doanh
a. Thành lập Hộ kinh doanh
Hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh – Phụ lục III-1, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT;
- Danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh – Phụ lục III-2, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT;
- Bản sao Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình;
- Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
- CMND hoặc hộ chiếu các thành viên
Nơi nộp hồ sơ:
- Tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, nơi đặt địa điểm kinh doanh
Lệ phí: 100.000 đ
Nhận kết quả: Thường sau 3 ngày làm việc
b. Đăng ký thay đổi
Thay đổi chuyển địa chỉ kinh doanh
Hồ sơ gồm:
- Thông báo thay đổi theo mẫu (
- Biên bản họp nhóm cá nhân về việc đăng ký thay đổi địa chỉ
- CMND hoặc Hộ chiếu
Nơi nộp hồ sơ:
- Tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, nơi đặt địa điểm kinh doanh
Lệ phí: 100.000 đ
Nhận kết quả: Thường sau 3 ngày làm việc
b. Thành lập Hộ kinh doanh
Hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh – Phụ lục III-1, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT;
- Danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh – Phụ lục III-2, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT;
- Bản sao Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình;
- Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Nơi nộp hồ sơ:
- Tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, tại nơi đã đăng ký kinh doanh và nơi sẽ đặt địa điểm kinh doanh mới
Lệ phí: 100.000 đ
Nhận kết quả: Thường sau 3 ngày làm việc
c. Tạm ngừng hoạt động kinh doanh
Khi hộ muốn tạm ngừng kinh doanh trên 30 ngày, thì gửi Thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế trực tiếp quản lý ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.
Hồ sơ gồm:
- Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh – Phụ lục III-4, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT
Nơi nộp hồ sơ:
- Tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, nơi đã đăng ký kinh doanh
d. Chấm dứt hoạt động kinh doanh
Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải gửi Thông báo và nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký, đồng thời thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện.
Hồ sơ gồm:
- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh – Phụ lục III-5, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Nơi nộp hồ sơ:
- Tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, nơi đã đăng ký kinh doanh