Mạng xã hội đã xâm nhập vào Việt Nam mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây nhưng sức hút của nó là rất lớn. Mạng xã hội (facebook) cũng mang lại nhiều điều thú vị nhưng bên cạnh đó cũng tạo ra không ít điều đáng buồn.
Mạng xã hội đã xâm nhập vào Việt Nam mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây nhưng sức hút của nó là rất lớn. Mạng xã hội (facebook) cũng mang lại nhiều điều thú vị nhưng bên cạnh đó cũng tạo ra không ít điều đáng buồn.
Khi mạng xã hội lan rộng trên mọi đối tượng và nhất là giới trẻ thì các dịch vụ ăn theo như tạo fanpage, groups, event... để quảng bá thương hiệu, bán hàng, giới thiệu sản phẩm dịch vụ cũng tăng nhanh.
Gần đây chúng ta thường đọc được các tin đại loại như: Cô bé 12 tuổi bán hàng kiếm thu nhập gần chục triệu/tháng nhờ Facebook, anh A khởi nghiệp thành công nhờ bán hàng qua facebook...
Trên thực tế chúng ta không thể phủ nhận những điều tốt đẹp Facebook mang lại nhưng bên cạnh đó nó cũng mang lại những điều không mấy tốt đẹp. Bài viết sau tôi xin đưa ra vài ý kiến về những điều bất lợi từ việc bán hàng qua facebook.
1. Là thế giới ảo mà bất cứu ai cũng có thể dùng
Với chỉ một yêu cầu đơn gian, người dùng facebook phải chọn mình đã lớn hơn 13 tuổi và không có phước thức nào để xác minh điều đó. Bất cứ ai biết sử dụng máy tính điều có thể đăng ký và sử dụng facebook. Điều này dẫn tới việc người dùng facebook đủ mọi tầng lớp, mọi loại ngoài ...
Đang lúc ngủ trưa, đêm muộn, Hương phải tỉnh giấc vì khách gọi đặt hàng. Những lúc đang đi chơi với người yêu, bạn bè, 9X này cũng bị điện thoại làm cho phát phiền.
Nhiều người vẫn nghĩ, mua bán qua mạng, khách hàng thường là đối tượng chịu rủi do cao. Ít ai biết, có lắm lúc, người bán cũng trở thành nạn nhân của không ít tình huống bi đát.
2 Khủng bố tin nhắn qua điện thoại
Trịnh Hương, sinh viên năm thứ ba, ĐH Thái nguyên Môi trường cho biết, cô đã có hơn một năm kinh nghiệm buôn bán quần áo online. Tuy làm ăn nhỏ lẻ nhưng mỗi tháng, cô gái trẻ cũng kiếm được 3–5 triệu đồng. “Nghề này có nhiều thuận lợi, thu nhập khá nhưng cũng lắm trái đắng” – Hương tâm sự.
Cô kể, vì kinh doanh qua mạng thường phải để lại số di động cho khách tiện liên lạc. Chính điều đó đã gây ra vô vàn tính huống trái ngang. Nhiều lần đang học trên lớp cô cũng bị khách hàng gọi tới tập. Thấy cô không nghe máy, nhiều người khó tính đã nhắn tin lại những câu từ rất khiếm nhã.
Tuy nhiên, Hương cho biết, những tình huống ấy không khổ bằng khi gặp phải khách hàng biến thái. Họ liên tục gửi những tin nhắn nhảm nhí, thậm chí còn tán tỉnh, gạ tình bằng những từ ngữ thô lỗ, tục tĩu. “Mình luôn để chế độ khóa máy bằng bảo mật. Chỉ riêng mình mới mở được điện thoại. Nếu không, để người khác đọc được những tin nhắn ấy thì rất xấu hổ” – Hương nói.
Nghề bán hàng online như làm dâu trăm họ. Đang lúc ngủ trưa, đêm muộn, Hương phải tỉnh giấc vì khách gọi đặt hàng. Những lúc đang đi chơi với người yêu, bạn bè, 9X này cũng bị điện thoại làm cho phát phiền. “Lắm lúc chỉ muốn tắt máy nhưng cứ nghĩ, mỗi cú điện thoại là một cơ hội bán hàng, mình lại tiếc” – Hương chia sẻ.
Bên cạnh đó, còn có người còn ghen ăn tức ở với cô, thường xuyên lên Facebook, phản hồi sai sự thật về chất lượng sản phẩm, hạ thấp uy tín cửa hàng. “Lúc đó, mình đành phải viết những dòng thông báo, đính chính, giải thích này nọ nhưng cũng phải khá lâu sau, mọi việc mới lắng xuống” – Hương ấm ức kể.
3. Đủ trò người mua lừa ngược người bán
Không giống Hương, Trang, sinh viên ĐH Thủy lợi, chuyên kinh doanh mỹ phẩm xách tay qua mạng lại gặp phải những tình huống trớ trêu khác.
Trang cho biết, nhiều trường hợp, khách hàng yêu cầu cô phải tự tay giao hàng đến cho họ. “Có lần đi giao gặp được khách sộp, họ bo khá lắm” – Trang kể lại.
Tuy nhiên, không phải ai cũng tử tế, đứng đắn như vậy. Một lần, khách yêu cầu Trang giao hàng cho họ tại đoạn đường ven khu liên hiệp thể thao Mỹ Đĩnh. Lúc ấy đoạn đường dài không một bóng người qua lại. Cô đang loay hoay đợi người ra nhận thì lát sau, một thanh niên từ xa bước đến. Thoáng nhìn, Trang nhận ra ngay đó là người vừa chat với mình lúc sáng để đặt hàng.
Trang hơi lo sợ, ngồi lên xe máy, định chạy nhưng lại nghĩ ban ngày, ban mặt, chắc hắn không dám làm gì. Nào ngờ, gã thanh niên đã có những biểu hiện sàm sỡ, định rút chìa khóa xe, không cho Trang đi nhằm giở trò đồi bại. “May mà mình đi xe ga nên dễ nổ máy. Giằng co một hồi cũng chạy được xe, thoát ra đường lớn. Lúc ấy nếu đi xe đạp hoặc đi bộ thì không hiểu chuyện gì đã xảy ra?”.
Kinh doanh qua mạng còn khiến Thanh Hải, sinh viên ĐH Hà Nội, chuyên buôn bán quần áo qua mạng bị sập bẫy lừa đảo. Hải kể, có một chị tại quận Hoàn Kiếm hay đặt hàng hàng ở cửa hàng online của cô, lần nào mua hàng cũng thanh toán sòng phẳng. Lâu dần, Hải đâm ra tin tưởng. Một hôm, chị này đặt hàng tới ba chiếc váy, khoảng 2 triệu đồng. Chị nói hiện chưa có tiền, gọi Hải cứ giao hàng trước rồi sẽ thanh toán qua tài khoản sau.
Vì nhẹ dạ, Hải đã làm theo đề nghị của khách. Hàng đã giao đúng yêu cầu nhưng đến hẹn, tiền thanh toán vẫn chẳng thấy đâu. Gọi điện mấy lần thì chị này hứa hẹn sẽ thanh toán sau. Hải tiếp tục chờ nhưng vẫn không thấy chị chuyển khoản. Đến tận nơi tìm thì bị một người đàn ông từ trong nhà bước ra, hăm dọa rất du côn.
“Mình biết là bản thân bị lừa nhưng không có gì để chứng minh. Thân gái yếu đuối, sợ nhỡ có gì xảy ra, mình lại là người đầu tiên chịu thiệt” - Hải tâm sự. “Có ai ngờ, nhìn chị ấy nhìn tử tế vậy mà lại đi lừa ít tiền còm của sinh viên?”.
Sau lần ấy, Hải chỉ còn biết ngậm đắng nuốt cay, xem như một bài học đáng nhớ. Dù gặp nhiều khó khăn, nữ sinh cho biết sẽ vẫn tiếp tục theo đuổi nghiệp buôn bán oline. Cô nói, ước mơ của mình sau này là có đủ vốn để mở một shop quần áo lớn, kiếm được nhiều tiền, phụ giúp bố mẹ và hai em nhỏ ở quê.