Tất tần tật các chi phí thiết kế và vận hành một trang website cho doanh nghiệp

Lan Nguyễn
Đăng bởi
Lan Nguyễn
  328
Chi phí thiết kế và vận hành một trang website được chia làm 2 nhóm: Chi phí bắt buộc và chi phí sử dụng thêm. Chi phí bắt buộc gồm: Tên miền, Web hosting, Thiết kế web, SSL. Chi phí sử dụng thêm như: Cập nhật, Chạy quảng cáo,...

Như trong một bài viết trước đây IT Express đã thông tin đến Quý khách các chi phí cần thiết để duy trì một trang web đó là: Tên miền, Hosing (Không gian lưu trữ web), Thiết kế website (Mã nguồn website). Nhưng để một website hoạt động hiệu quả thì không phải chỉ duy trì là được mà cần làm cho nội dung trang web đó trở nên phong phú hơn, tối ưu nó để mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng. Ngoài ra, một trang web muốn tiếp cận được nhiều khách hàng hơn chúng ta cũng nên cân nhắc đến việc chạy quảng cáo để thu hút khách hàng

Chi phí cần thiết và chi phí phát sinh khi duy trì một trang web là gì?

Trong bài viết này, IT Express thông tin chi tiết các khoản chi phí cần thiết và các khoản chi phí khác để một website hoạt động hiệu quả

I. Chi phí bắt buộc (Tôi gọi là chi phí cứng)

Để duy trì một trang web hoạt động bạn cần 3+ loại chi phí cần thiết sau phải trả theo từng chu kỳ gia hạn. Tôi sử dụng 3+ với mục đích muốn đưa bảo mật SSL cho website vào chi phí nên sử dụng bắt buộc (Mặc dù không có nó, web bạn vẫn hoạt động bình thường)

1. Tên miền (Domain name):

Là địa chỉ duy nhất trên internet nó phân biệt trang web của bạn với bất kỳ của ai khác. 

VD: congty1.com, congty1.vn, congty1.com.vn...

Chi phí tên miền này được tính theo phân loại tên miền "Đuôi tên miền" như tên miền Quốc tế: .com, .net, .org..., tên miền Quốc gia Việt Nam: .vn, .com.vn, .net.vn, .edu.vn...

Chi phí tên miền được tính theo năm gia hạn. Tham khảo chi tiết tại Bảng giá tên miền

2. Hosting: Không gian lưu trữ web (Web hosting):

Bạn cần thuê không gian lưu trữ trên máy chủ để lưu trữ các tập tin, dữ liệu và tài nguyên của trang web. Chi phí này phụ thuộc vào dung lượng bạn cần sử dụng, loại Hosting sử dụng. Hosting trên máy chủ mạnh và sử dụng ổ cứng SSD, NVMe sẽ có tốc độ truy suất nhanh hơn và tất nhiên chi phí cũng cao hơn Hosting bình thường.

Chi phí Hosting thường được tính theo tháng. Bạn có thể tham khảo thêm chi tiết tại Bảng giá Hosting (Windows)

3. Phát triển và thiết kế (thường gọi là Thiết kế website):

Nếu như bạn có kỹ năng để phát triển một trang website thì bạn tự làm việc này, còn không thì hãy thuê một đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp họ sẽ giúp bạn tạo ra một website tốt nhất trong thời gian nhanh nhất.

Trường hợp bạn thuê một công ty thiết kế website cho mình thì việc bạn cần làm là hãy cho họ biết bạn cần một website thế nào cả về thiết kế, màu sắc, tính năng...

Chi phí thiết kế website này thường chỉ tính một lần duy nhất hoặc tính theo một dự án.

Ngoài ra, nếu bạn không có nhiều kinh phí để phát triển website có thể tham khảo thêm các dịch vụ tặng website miễn phí như Hotika

4. Bảo mật SSL (sử dụng giao thức https://):

SSL là một chứng chỉ bảo mật giúp mã hóa dữ liệu giữa người dùng (Clients) và máy chủ (Server). SSL sử dụng trong giao thức https:// (S: Secure)

Thự ra Chuẩn bảo mật SSL không phải là chi phí bắt buộc nhưng vì tính cần thiết của nó nên tôi đưa nó này. 

Nếu bạn thu thập thông tin cá nhân từ khách truy cập, bạn cần đảm bảo rằng trang web của bạn được bảo mật và có chứng chỉ SSL để mã hóa thông tin. Chi phí chứng chỉ SSL và các dịch vụ bảo mật có thể tùy thuộc vào nhà cung cấp và mức độ bảo mật mà bạn mong muốn.

Ngoài ra khi một website có sử dụng SSL sẽ được Google search và các máy chủ tìm kiếm khác đánh giá có mức uy tín cao hơn từ đó giúp web có thứ hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm.

II. Chi phí không có định (Không bắt buộc)

Đây là một chi phí mà có thể bạn có thể phải trả hoặc không cần phải trả và tất nhiên bạn hoàn toàn quyết định điều này.

5. Cập nhật nội dung web:

Sau khi hoàn thành thiết kế một trang web, công ty thiết kế sẽ giúp bạn cấu hình trang web đó lên Hosting và trỏ tên miền của bạn về hosting đó để website bắt đầu chạy. Lúc này bạn cần cập nhật lại các nội dung cho trang web như: Thông tin công ty, thông tin liên hệ, sản phẩm, dịch vụ.... Có thể, bên công ty thiết kế website họ sẽ hỗ trợ bạn để cập nhật một số nội dung ban đầu này.

Đơn vị thiết kế web họ cũng sẽ hướng dẫn (đào tạo) bạn cách cập nhật những nội dung này vào trang web. Tất nhiên bạn có thể tự làm nó hoặc thuê một nhân viên chuyên về quản trị web để đảm nhận công việc này.

Trong một số trường hợp một số trang web sau khi xây dựng và cập nhật nội dung ban đầu xong thì không còn nhiều thay đổi (như các trang giới thiệu công ty hoặc 1,2 sản phẩm dịch vụ nào đó). Tuy nhiên, đối với các website như bán hàng hoặc website dịch vụ nội dung cần thay đổi để phù hợp hơn với công việc kinh doanh thì bạn nhất thiết cần phải có người phụ trách cập nhật nội dung này cho trang web.

Chi phí này phụ thuộc vào khối lượng công việc thực hiện. Nếu nhiều có thể thuê một nhân viên phụ trách, nếu ít có thể hỏi bên đơn vị thiết kế website có hỗ trợ dịch vụ này không. Tham khảo thêm "Dịch vụ chăm sóc và quản trị website tại IT Express"

6. Quảng cáo trực tuyến (Online advertising):

Một website hoàn thiện thiết kế, tính năng và cập nhật đầy đủ nội dung rồi nhưng nếu bạn không làm gì đó thì không ai biết đến bạn (Nói đúng hơn là rất ít người biết đến trang web của bạn). Việc cần làm là bạn phải Quảng cáo trang web của mình cho nhiều người biết đến.

Lâu nay chúng ta nghe nhiều về thuật ngữ SEO web. Nghĩa là chúng ta sẽ tối ưu trang web mình để khi ai đó tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm như google, bing, yahoo, coccoc... tìm thấy website của bạn. Nhưng vấn đề này cần nhiều thời gian và chuyên môn tốt. Vì thế lựa chọn nhanh nhất vẫn là quảng cáo theo cách trả tiền

Bạn muốn tăng lưu lượng truy cập và tiếp cận khách hàng tiềm năng, bạn có thể đầu tư vào quảng cáo trực tuyến như Google Ads, quảng cáo trên mạng xã hội hoặc các dịch vụ quảng cáo khác. Chi phí quảng cáo trực tuyến có thể biến đổi tùy thuộc vào mức độ tiếp cận mà bạn mong muốn.

7. Nâng cấp và bảo trì:

Bất kỳ một sản phẩm nào cũng có vòng đời sử dụng của nó, đặc biệt là sản phẩm công nghệ thì vòng đời nó càng ngắn hơn. Vì thế việc nâng cấp bảo trì là cần thiết. Tuy nhiên thời gian bao lâu thực hiện 1 lần thì còn tùy vào mức độ lỗi thời của trang web của bạn và khản năng bạn muốn làm mới nó như thế nào.

Thường một sản phẩm công nghệ sau khi hoàn thành không thể tránh khỏi những sai sót vì thế các đơn vị thiết kế thường miên phí bảo trì trang web trong một khoảng thời gian nào đó (VD 12 tháng). Sau thời gian này trang web vẫn hoạt động như bình thường và nếu không muốn bạn cũng không cần sử dụng thêm dịch vụ bảo trì nâng cấp làm gì. Tuy nhiên như tôi nói ở trên, bạn cần làm mới trang website của mình để phù hợp với công nghệ hiện tại và đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của mình. 

Việc nâng cấp bảo trì có thể chọn theo lần hoặc ký trọn gói theo năm. Chi phí này không có định và tùy thuộc vào công việc cần làm là những gì. Đối với các phần mềm thì chi phí bảo trì (Maintenance) thường từ: 10-20% dự án.

8. Phần mềm và công cụ khác:

Một số phần mềm bên thứ 3 như đối tác tích hợp thanh toán (nếu có), đối tác tích hợp API VD như bạn muốn tìm đường đi ngắn nhất giữa điểm A - B trong một website đặt xe trực tuyến thì bạn cần sử dụng một tài khoản Google (Google Map) để kết nối API vào trang web mình.... Ngoài ra nếu bạn có sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu (analytics), hoặc các công cụ tiếp thị trực tuyến (online marketing tools)... nào đó cần trả tiền nữa.

Tuy nhiên hãy trả tiền cho các dịch vụ này nếu nó thực sự cần để giải quyết một công việc nào đó. Và trả tiền khi bạn đã sử dụng thành thạo công cụ này.

Lưu ý rằng chi phí cụ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào quy mô và yêu cầu cụ thể của trang web kinh doanh của bạn.

Chúc bạn sở hữu và vận hành một trang web chuyên nghiệp và thành công!

Bài viết cùng mục

Những bài viết dưới đây có thể bổ ích cho nội dung bạn vừa đọc ở trên. Hãy khám phá thêm.

Mục lục
Zalo messenger request