Thay đổi để đón nhận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Công nghiệp 4.0)

Endy Hoàng
Đăng bởi
Endy Hoàng
  4,617
Thế giới đang ở đỉnh cao của "Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4" vậy thì Việt Nam đang ở đâu trong cuộc cách mạng này? Biết được vị trí mình đang ở đâu chúng ta mới biết mình nên làm gì để đón nhận cuộc cách mạng này
Để hiểu rõ hơn về Công nghiệp 4.0 bạn hãy xem bài viết "Công nghiệp 4.0 là gì" mà IT Express đã đăng.
Vậy cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tác động như thế nào đến nền kinh tế, xã hội và đời sống con người?
Gọi xe taxi, đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn... đăng ký học và học trực tuyến đang được thực hiện từ những chiếc thông minh (Smartphone)... một cách đơn giản nhanh chóng.
Uber là công ty gọi Taxi lớn nhất thế giới mặc dù không có chiếc xe nào, B&B Hotels Group tập đoàn khách hạn lớn nhất thế giới mặc dù không có nỗi một phòng khách sạn... tất cả những thứ đó là biểu hiện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này tác động mạnh mẻ đến đến kinh tế, xã hội, giáo dục và đến cả từng đời sống của từng người. Cuộc cách mạng tác động mạnh đến mức mà người ta cảnh báo rằng tất cả các mô hình kinh doanh nằm ngoài cuộc cách mạng này sẽ thất bại. Các nhà khoa học cũng nói rằng "Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4" sẽ làm thay đổi cả về hình thức và hiệu quả cách mà con người tạo ra của cải.
 
Vậy Việt Nam đang nằm ở đâu trên con đường cách mạng này?
Trong khi thế giới đang ở đỉnh cao của nền Công nghiệp 4.0 thì Việt Nam chỉ mới bắt đầu tìm hiểu và e dè bước vào một cách khá thận trọng. Nhiều chuyên gia, nhà khoa học nói rằng với Việt Nam việc đón nhận nền Công nghiệp 4.0 là hết sức khó khăn vì đây là một cuộc cách mạng công nghiệp khác rất nhiều so với 3 cuộc cách mạng trước đây cả về hình thức, thời gian và nguồn lực. Để đón nhận được nền Công nghiệp 4.0 chúng ta phải phát triển đồng đều về cơ chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực... 
Vậy chúng ta cần làm gì để tiếp đón nền Công nghiệp 4.0?
Ở Mỹ người ta cảnh báo rằng nếu bây giờ bạn đang học luật thì hãy dừng việc đó ngay lập tức, bởi vì trong tương lai số luật sư giảm tới 90%. Những phần mềm sử dụng trí tuệ nhận tạo chỉ mất vài giây để đưa ra tư vấn luật một cách chính xác hơn nhiều.
Chúng ta ta hy vọng sẽ đón đầu cuộc cách mạng này nhưng mong là chúng ta sẽ theo kịp. Biết được mình đang ở đâu trên con đường cách mạng này chúng ta sẽ biết phải làm gì. 
- Sẽ là nhiều thách thức cho Việt Nam:
        + Quả thật, đối với một nền kinh tế còn non kém (nếu không muốn nói là thấp kém) như Việt Nam thế này thì chúng ta sẽ rất khó khăn khi đón nhận nền Công nghiệp 4.0.
        + Cơ chế chưa phù hợp: Các cơ chế quy định của nhà nước chưa theo kịp nền công nghiệp 4.0
        + Nguồn nhân lực rất yếu nên khó đáp ứng cả về trình độ, số lượng cho nền Công nghiệp 4.0.
        + Các doanh nghiệp đang còn e dè và ngại áp dụng cuộc cách mạng này và đang thiếu những công ty đầu tàu tầm cở thế giới.
- Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội lớn:
        + Theo như thống kê của thế giới thì Việt Nam trong hơn 20 năm khi bắt đầu có internet cho đến thời điểm này là phát triển rất mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng được nâng cấp dần, chất lượng dịch vụ cũng được cải thiện dần. Điều đó cho thấy Việt Nam vào cuộc chậm phát triển khá nhanh
        + Giớ trẻ Việt Nam tiếp cận công nghệ nhạy bén, hăng say nghiên cứ, học hỏi và có khát vọng làm giàu. Bởi vì, đối với nền công nghiệp 4.0 thì công ty lớn nhất thế giới có thể chỉ có một nhân viên chính thức. Đây là cơ hội để những bạn trẻ Việt Nam có năng lực thực sự có cơ hội phát triển.
        + Các cơ chế, chính sách đang cải thiện, mở cửa dần để tạo ra hàng triệu công ty khởi nghiệp. Thời gian gần đây chính phủ đang có nhiều ưu tiên cho khởi nghiệp về công nghệ, công nghiệp cao nên các cơ chế cũng đang được thay đổi theo để phù hợp
Là công dân Việt Nam, chúng ta phải làm gì để đón nhận nền Công nghiệp 4.0?
        + Đối với doanh nghiệp, chúng ta phải có một cuộc cách mạng thực sự. Một cuộc cách mạng lẫn con người, hình thức kinh doanh, sản xuất và cả cơ sở hạ tầng. Như: Đào tạo nhân viên, áp dụng công nghệ vào quản lý và sản xuất, đưa các công nghệ hàng đầu vào vận hành bộ máy công ty, nhà máy sản xuất...
        + Đối với nhân viên: Chúng ta phải nâng cao kiến thức về chuyên môn, học hỏi công nghệ, nâng cao kỷ năng làm việc trực tuyến, qua máy móc...
Tóm lại, chúng ta phải vươn ý tưởng của mình ra khỏi đất nước để cùng hòa nhập với nền Công nghiệp 4.0 của toàn thế giới. Thế giới thế giới ảo và thật (thiết bị máy móc) kết nối gần với nhau hơn.
Tôi còn nhớ khoảng chừng năm 2007 Bill Gates người sáng lập ra công ty phần mềm Microsoft và người giàu nhất thế giới đã từng nói: "Từ 5-10 năm nữa, nếu bạn không kinh doanh qua internet thì tốt nhất bạn đừng nên kinh doanh nữa" Quả thật, tầm nhìn của người giàu nhất thế giới đáng nể phục. Đã 10 năm trôi qua và giờ đây các chuyên gia, các nhà khoa học lại một lần nữa khẳng định lại "Bất cứ công ty nào mà không nằm trong cuộc cách mạng 4.0 thì đều thất bại".
Nếu bạn đang là chủ một doanh nghiệp bạn đã làm gì để đón nhận nền Công nghiệp 4.0? Công ty chưa có một website, chưa có phần mềm quản lý... ? Hãy liên hệ ngay với IT Express để được tư vấn.
Tư vấn về thiết kế website, phần mềm quản lý, phần mềm bán hàng
P: 0934 816 678 - 0988 337 505
E: info@itexpressvn.com
Skype: kd_itexpess - hoan.it
Chát trực tiếp từ website này
Endy Hoàng - IT Express
 

 

Bài viết cùng mục

Những bài viết dưới đây có thể bổ ích cho nội dung bạn vừa đọc ở trên. Hãy khám phá thêm.

Mục lục
Zalo messenger request