Khởi nghiệp TMĐT phải cầm cự được ít nhất 3 năm đầu.

Endy Hoàng
Đăng bởi
Endy Hoàng
  3,540
Không như nhiều bạn trẻ vẫn nghỉ, khởi nghiệp TMĐT gặp rất nhiều khó khăn và cần có thời gian mới có trái chín. Vì thế, khởi nghiệp TMĐT cần có tâm huyết và sự kiên trì nhất định, phải lên kế hoạch duy trì và hoạt động được ít nhất 3 năm
 
Theo CEO Vinalink, chuyên gia Tuấn Hà, các bạn trẻ muốn khởi nghiệp với thương mại điện tử (TMĐT) cần quan tâm tới 2 khái niệm: tạo ra nền tảng, công cụ để giúp người khác làm TMĐT tốt hơn và kinh doanh trên nền tảng online (sản phẩm, dịch vụ).
 
Đối với khái niệm thứ hai là khởi nghiệp kinh doanh TMĐT trên nền tảng online, các bạn trẻ có thể bắt đầu với những cái nhỏ nhất, nguy cơ rủi ro thấp.
 
Có thể thử nghiệm với sản phẩm dễ bán để kinh doanh thử, nếu thấy không bán chạy thì có thể nhanh chóng thay đổi.
 
Tuy nhiên đó là ban đầu, còn về dài hạn, khi đã thành công thì cần nghĩ tới kế hoạch kinh doanh lâu dài và bền vững hơn.
 
“Cần đi sâu vào ngành nào đó, chiếm thị phần tốt, ứng dụng TMĐT để nuôi dưỡng khách hàng chứ không phải “săn bắn” đơn thuần. Cần đi vào dịch vụ thật tốt”, CEO Vinalink khuyến cáo.
 
Cùng đó, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cần tận dụng tốt các công cụ hỗ trợ kinh doanh. Như công cụ chạy quảng cáo tự động, tự động hóa quy trình marketing, chăm sóc khách hàng, công cụ quản lý khách hàng… cần ứng dụng càng sớm càng tốt.
 
Chuyên gia Tuấn Hà cũng lưu ý, giới trẻ cần lưu ý khởi nghiệp tối giản. Để tiết kiệm được bao nhiêu nguồn lực ngay càng tốt. Có thể không có văn phòng, sản phẩm mà là đơn vị trung gian, có thể hưởng tới 50% lợi nhuận thay vì 30% lợi nhuận như những nhà sản xuất trực tiếp.
 
Cuối cùng, cần nghĩ đến thế mạnh của mình về lâu dài. Tuy nhiên, giới trẻ khi khởi nghiệp kinh doanh cũng phải thực sự tâm huyết, phải đặt ra kế hoạch như trong 3 năm đầu tiên không được bỏ cuộc.
 
Liên quan đến vấn đề khởi nghiệp với thương mại điện tử, bà Bùi Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ KH&ĐT) gần đây đã đưa ra nhận định, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện nay, các cách thức kinh doanh đã có sự thay đổi. Ví dụ, Facebook đã trở thành công cụ kinh doanh đắc lực với nhiều người. Do đó, người khởi nghiệp hãy phát huy tối đa các lợi thế công nghệ, ứng dụng công cụ mới như mạng xã hội Facebook để vượt qua các rào cản.
 
Các chuyên gia cũng cho rằng để có thể kết nối được với thị trường thương mại điện tử rộng lớn cần phải vượt qua rào cản hạn chế về tiếng Anh, trang bị cho mình các kiến thức về thương mại điện tử...
 
Cần lưu tâm đến trang bị một số kỹ năng để có thể sử dụng, khai thác tốt nhất; lưu ý xây dựng uy tín cá nhân trong kinh doanh sản phẩm, gây dựng niềm tin trên môi trường ảo như mạng xã hội...
 
Việc kinh doanh không thể đánh đổi vì lợi nhuận mà bán hàng giả, hàng kém chất lượng, quảng cáo không đúng sự thật... Như thế việc kinh doanh dễ gặp thất bại.
 
Ngoài ra, nếu điều kiện cho phép có thể tận dụng tính không biên giới của thương mại điện tử để đi xa hơn tìm đến phân khúc, mô hình kinh doanh sản phẩm chưa có nhiều người nhảy vào cạnh tranh.

Bài viết cùng mục

Những bài viết dưới đây có thể bổ ích cho nội dung bạn vừa đọc ở trên. Hãy khám phá thêm.

Mục lục
Zalo messenger request