Hội thảo xuất nhập khẩu trực tuyến - Liên minh hổ trợ xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp

Endy Hoàng
Đăng bởi
Endy Hoàng
  4,474
Sáng ngày 16/05/2017 sàn TMĐT lớn nhất thế giới Alibaba trở thành 1 trong 5 nhà sáng lập Liên minh hỗ trợ xuất khẩu Việt Nam (VESA) vừa chính thức được ra mắt tại Hà Nội
Sáng ngày 16/05/2017, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã tổ chức hội thảo xuất nhập khẩu trực tuyến 2017 (Vietnam eTrade Conference – VETC).
 
Trong khuôn khổ hội thảo sáng nay, Liên minh hỗ trợ xuất khẩu Việt Nam (VESA) đã chính thức ra mắt. Đây là tổ chức do OSB – đại lý chính thức của Alibaba tại Việt Nam cùng 4 thành viên khác là Ngân hàng VPBank, Công ty bảo hiểm PTI và Công ty logistics T&M sáng lập nhằm tạo ra sự liên kết trực tuyến giữa các doanh nghiệp.
 
Theo đại diện Alibaba tại Việt Nam, hiện Alibaba là một trong những sàn TMĐT lớn nhất được phát triển trên 15 ngôn ngữ và có mặt trên toàn cầu với 2 triệu gian hàng trên hệ thống Alibaba.com; Hơn 160 triệu doanh nghiệp tham gia mua hàng, tìm kiếm sản phẩm trên sàn TMĐT này.
 
Khi nói đến Alibaba đã có một hệ sinh thái Alibaba Eco system bao gồm từ rao vặt đến thanh toán và các dịch vụ hỗ trợ. Các doanh nghiệp có thể gặp, trao đổi, bán hàng và giao hàng. Toàn bộ các dịch vụ có các đối tác thành viên của Alibaba cung cấp. Vị đại diện này cho hay, hiện Alibaba có tới hơn 40 ngành hàng chính và là sàn TMĐT B2B hàng đầu trên thế giới hiện nay.
 
Mục tiêu của Alibaba là sẽ mở rộng hơn các thành viên, đối tác tham gia vào hệ sinh thái để xây dựng hệ thống dịch vụ, các công ty hỗ trợ các doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp gặp gỡ khách hàng và bán hàng một cách hiệu quả nhất.
 
Khi trở thành thành viên của liên minh VESA, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ được hỗ trợ tốt hơn từ tổ hợp thương mại điện tử – logistic – ngân hàng – bảo hiểm, tạo thành một chuỗi hỗ trợ trực tiếp và toàn diện và hiệu quả.
 
Hội thảo xuất nhập khẩu trực tuyến lần đầu tiên được tổ chức giúp doanh nghiệp và các tổ chức liên quan triển khai tốt hơn thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp đánh giá đây là cơ hội tốt để trao đổi về xu hướng xuất nhập khẩu hàng hóa trực tuyến, lợi ích của các sàn giao dịch thương mại điện tử, xu hướng bán lẻ trực tuyến tới khách hàng nước ngoài. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp nêu các nhận xét và đề xuất với các cơ quan nhà nước cung cấp các dịch vụ công trực tuyến gắn với xuất nhập khẩu.
 
Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2017, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã ứng dụng thương mại điện tử nhằm hỗ trợ xuất nhập khẩu. Song song với việc tiếp cận ngày càng tăng các dịch vụ công trực tuyến như hải quan điện tử, chứng nhận xuất xứ điện tử và nhiều dịch vụ công liên quan tới xuất nhập khẩu khác, các doanh nghiệp đã tích cực sử dụng mạng Internet để trao đổi thông tin kinh doanh với các đối tác nước ngoài, tìm kiếm bạn hàng, giao kết và triển khai hợp đồng. Số lượng người tiêu dùng trong nước trực tiếp mua sản phẩm từ các nhà bán lẻ nước ngoài cũng tăng lên nhanh chóng.
 
Tuy nhiên, kinh doanh xuất nhập khẩu là hoạt động thương mại phức tạp, có liên quan tới nhiều cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp. Tiềm năng ứng dụng thương mại điện tử để thúc đẩy lĩnh vực này là rất lớn. Thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả ở tất cả các giai đoạn, từ tiếp thị, xúc tiến thương mại, tới giao kết và thực hiện hợp đồng, thanh toán, thủ tục hải quan và các thủ tục với các cơ quan quản lý nhà nước khác…
 
Hội thảo xuất nhập khẩu trực tuyến 2017 chia ra ba phiên, trao đổi về ba trụ cột của xuất nhập khẩu trực tuyến. Phiên thứ nhất về dịch vụ công trực tuyến hay giao dịch trực tuyến giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp xuất nhập khẩu (G2B). Phiên thứ hai thảo luận những cơ hội mở rộng xuất khẩu nhờ tham gia các sàn thương mại điện tử theo mô hình doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B). Phiên thứ ba trao đổi về xu hướng và giải pháp phát triển xuất nhập khẩu trực tiếp tới người tiêu dùng (B2B2C).
 
Diễn giả của hội thảo là chuyên gia trong lĩnh vực thương mại, thương mại điện tử, logistics, thanh toán… từ nhiều cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp như Cục Xuất nhập khẩu, Cục Thương mại điện tử, Cục Xúc tiến thương mại, Trường đại học Ngoại thương, Alibaba, OSB, Payoneer, Lazada, Fado, Nguyễn Kim, Giao hàng nhanh…
 
Nguồn: ICTNews

Bài viết cùng mục

Những bài viết dưới đây có thể bổ ích cho nội dung bạn vừa đọc ở trên. Hãy khám phá thêm.

Mục lục
Zalo messenger request