Con đường ngắn nhất để thành công của doanh nghiệp phải đi qua đổi mới công nghệ

Endy Hoàng
Đăng bởi
Endy Hoàng
  4,594
Chúng ta đang trải qua thời thịnh vượng của ngành công nghệ thông tin và nó đóng vai trò quan trọng trong đời sống cũng như trong lĩnh vực phát triển kinh tế. Vì thế việc sống còn của một doanh nghiệp là phải đổi mới trong đó có đổi mới công nghệ.

Chúng ta đang trải qua thời thịnh vượng của ngành công nghệ thông tin và nó đóng vai trò quan trọng trong đời sống cũng như trong lĩnh vực phát triển kinh tế. Vì thế việc sống còn của một doanh nghiệp là phải đổi mới trong đó có đổi mới công nghệ.

Việt Nam chính thức trở thành thành viên 150 của WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới)  vào ngày 11/1/2007. Đã 8 năm trôi qua từ khi gia nhập WTO các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển và mở rộng thị trường hơn nhưng bên cạnh đó cũng có không ít khó khăn về môi trường, đối thủ cạnh tranh ....
 
Nên nhớ rằng, 1/1995 Việt Nam nộp đơn xin gia nhập tổ chức WTO nhưng mãi đến 11/1/2007 thì mới chính thức là thành viên 150 của tổ chức WTO. Việt Nam phải mất ròng rãi 12 năm (1/1995-1/2007) đàm phán và thay đổi thì mới đủ điều kiện gia nhập tổ chức này. Điều đó nói lên rằng, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải thường xuyên đổi mới thì mới cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài. Mà vũ khí lợi hại nhất đó chính là áp dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, quản lý...
Chắc bạn sẽ hỏi, "tại sao công nghệ là vũ khí lợi hại nhất để chúng ta cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài?" Những phần trình bay sau đây hy vọng bạn trả lời được câu hỏi của mình.
     - Đổi mới công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp, nhà sản xuất cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, củng cố, duy trì và mở rộng thị phần của sản phẩm; đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu; cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức độ an toàn sản xuất cho người và thiết bị, giảm tác động xấu đến môi trường. Đặc biệt, về mặt lợi ích thương mại, nhờ đổi mới công nghệ, chất lượng sản phẩm được nâng lên đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ tạo được ưu thế vững vàng trên thị trường cạnh tranh.
     - Như chúng ta đã biết nhà nước, chính phủ đã có nhiều Nghị Định, Nghi Quyết nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp áp dụng, thay đổi hay phát triển Khoa Học và Công nghệ (KH&CN) vào kinh doanh để sản xuất. Tôi không nhắc đến đến các cơ chế, chính sách phát triển KH&CN ở đây. Nhưng chúng ta nên biết rằng, đây là giai đoạn thuận lợi nhất về cơ chế, môi trường và cả bối cảnh để chúng ta thay đổi công nghệ.
     - Bất cứ một sản phẩm nào cũng có chu kỳ vòng đời sống của nó và "Công nghệ" cũng là một sản phẩm do con người tạo ra nên cũng không tránh khỏi quy luật đó thậm chí nó còn phát triển nhanh hơn so với những sản phẩm khác. Thế nên, nếu như chúng ta không thay đổi nó thì nó sẽ chết thôi...

Vậy thay đổi công nghệ phải như thế nào?

Để thực hiện đổi mới công nghệ đạt hiệu quả cao, các doanh nghiệp lưu ý những vấn đề sau:

Có định hướng phát triển:

     - Đây là yêu cầu rất quan trọng đối với doanh nghiệp vì nếu không có định hướng phát triển rõ ràng, chỉ tập trung vào việc khai thác các cơ hội trước mắt hoặc duy trì quy mô hiện có về thiết bị, công nghệ, lao động… thì doanh nghiệp tự mình giảm thị phần của mình trên thương trường và từng bước bị đẩy lùi về phía sau. Do đó, những doanh nghiệp đổi mới công nghệ nhanh và đổi mới có hiệu quả là những doanh nghiệp luôn có mục tiêu mở rộng, phát triển và chủ động lập kế hoạch phát triển lâu dài.

Cập nhật thông tin công nghệ:

     - Cập nhật thông tin về công nghệ là rất cần thiết đối với doanh nghiệp, nhất là cập nhật những thành tựu mới về công nghệ và sản xuất kinh doanh liên quan đến ngành mình và các ngành có liên quan, những thông tin đầy đủ về thị trường, chính thức hóa công việc này thông qua bộ phận marketing của doanh nghiệp.

Có chính sách kích thích tính sáng tạo trong doanh nghiệp:

     - Trong quá trình sản xuất sẽ xuất hiện nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật… để đổi mới công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí nguyên, nhiên liệu, hạ giá thành sản phẩm. Do đó, các doanh nghiệp, nhà sản xuất cần tạo môi trường thuận lợi để kích thích sự sáng tạo, suy nghĩ, thử nghiệm, thảo luận và phát triển các ý tưởng của các thành viên trong doanh nghiệp.

Đầu tư đổi mới công nghệ:

     - Sự thành công của đổi mới công nghệ được quyết định bởi chất lượng các hoạt động, sự kết hợp giữa các cá nhân và các bộ phận với nhau thật sự chặt chẽ và phát huy hiệu quả cao. Do đó, đầu tư cho đổi mới công nghệ đòi hỏi nguồn lực lớn (cả nhân lực lẫn tài lực). Sự quan tâm tích cực đến việc đổi mới công nghệ của doanh nghiệp thông qua nhiều hình thức khác nhau sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc khuyến khích khả năng sáng tạo của các cá nhân trong doanh nghiệp và thu hút trí tuệ, kinh nghiệm, … của các chuyên gia giỏi, các nhân viên có kinh nghiệm từ bên ngoài để thực hiện kế hoạch đổi mới công nghệ của doanh nghiệp; đồng thời nó là cơ sở để có thể tiếp nhận công nghệ chuyển giao từ bên ngoài.

Đào tạo nguồn nhân lực:

     - Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển dựa vào nền tảng phát triển công nghệ, cần phải tạo ra nguồn nhân lực được đào tạo chuẩn mực về công nghệ, phù hợp với nhu cầu thực tế sản xuất và quan trọng là phải tạo cơ hội và môi trường thích hợp nhằm phát huy tối đa năng lực sáng tạo của lực lượng lao động theo đúng lĩnh vực chuyên môn được đào tạo. Như vậy, việc tạo nguồn nhân lực công nghệ là một trong những khâu quan trọng nhằm củng cố, phát triển năng lực công nghệ để thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp đề ra trong từng giai đoạn phát triển. Để có nguồn nhân lực công nghệ phù hợp, doanh nghiệp phải có sự đánh giá và trên cơ sở quy hoạch, xác định kế hoạch để xây dựng nguồn nhân lực một cách khoa học và có hệ thống

Endy Hoàng - IT Express (có tham khảo một số thông tin từ trang khác)

 

Bài viết cùng mục

Những bài viết dưới đây có thể bổ ích cho nội dung bạn vừa đọc ở trên. Hãy khám phá thêm.

Mục lục
Zalo messenger request