Website bán hàng cần những tính năng (hay module) gì?

Endy Hoàng
Đăng bởi
Endy Hoàng
  4,010
Quý khách đang có nhu cầu xây dựng một website để bán hàng nhưng lại chưa biết trong website bán hàng cần những tính năng hay module gì? Nếu cung cấp được các yêu cầu cụ thể về thiết kế giao diện website bán hàng, tính năng sử dụng trong website... sẽ giúp tiện kiệm thời gian và chi phí.

Khi có ý định thiết kế một website nói chung hay một website bán hàng nói riêng chúng ta phải suy nghỉ xem website sẽ đáp ứng những nhu cầu gì, giải quyết các vấn đề gì trong khâu kinh doanh cụ thể là trong công đoạn bán hàng.

Website bán hàng đóng vai trong giải quyết 1 hoặc nhiều công đoạn trong khâu tiếp thị và bán hàng. Bởi vậy, tùy thuộc vào nhu cầu thực tế để chúng ta xây dựng một website bán hàng vừa tiết kiệm chi phí vừa mang lại hiệu quả cao cho kinh doanh.

Tính năng cần thiết trên website bán hàng

Tính năng cần thiết trên website bán hàng

Các công ty thiết kế website thường dựa vào yêu cầu về thiết kế và tính năng để báo giá. Vì vậy, khi bạn ngỏ lời muốn thiết kế website bán hàng với bất kỳ một công ty nào thì câu hỏi đầu tiên thường nhận được là "Anh chị cần thiết kế website như thế nào?". Bao gồm các yêu cầu về thiết kế, tính năng.... Nhưng nếu mới bắt đầu tìm hiểu về website thì không dễ để đưa ra những yêu cầu cụ thể. Tất nhiên, lúc này các tư vấn viên có trách nhiệm cùng với Quý khách phác thảo lên một website trong tương lai.

Để tiết kiệm thời gian, xây dựng được một website bán hàng hiệu quả và cũng có nhiều khản năng giúp tiết kiệm chi phí (vì không xây dựng những tính năng dư thừa) IT Express sẽ gửi đến Quý khách các tính năng (hay module) trong website bán hàng.

I. Nhóm tính năng (module) cơ bản trong một trang website.

Đây là những module cơ bản và gần như luôn có trong bất cứ website nào, tùy vào từng mẫu thiết kế sẽ có cách trình bày khác nhau.

1. Quản lý các thông tin: (cuối trang), thông tin liên hệ, số hotline....

2. Quản lý thực đơn (Menu): VD: Trang chủ/sản phẩm/Dịch vụ/Liên hệ.....

3. Quản lý bài viết: (Bài giới thiệu, tin tức, hướng dẫn)

4. Quản lý hình slider: Đây là module quản lý các hình ảnh lớn có hiệu ứng chuyển động qua lại để đăng tải các sản phẩm nổi bật, chương trình khuyến mại.... Tùy vào giao diện thiết kế có thể có hoặc không. Nhưng hiện nay phần đa các giao diện website đều có mục này

5. Quản lý các liên kết mạng xã hội: thông tin liên hệ trực tuyến 

6. Quản lý các logo thương hiệu/đối tác: Đây là module hiển thị các logo các thương hiệu sản phẩm, đối tác... thương hiển thị gần cuối trang. Tùy vào các giao diện có sử dụng hay không

7. Trang liên hệ: Hiển thị thông tin liên hệ (Địa chỉ, số điện thoại, email, các thông tin liên hệ khác), Form để khách hàng gửi liên hệ và thường tích hợp thêm bản đồ Google Map để chỉ đường.

II. Nhóm tính năng (Module) cần thiết cho website bán hàng.

Đây là những module cơ bản và gần như luôn có trong bất cứ website nào, tùy vào từng mẫu thiết kế sẽ có cách trình bày khác nhau.

1. Module sản phẩm (Đây là module chính của một website bán hàng).

Module thường có ít nhất phần quản trị sản phẩm (ở trang quản trị), trang danh sách các sản phẩm, sản phẩm theo danh mục, trang chi tiết sản phẩm.

Gồm các tính năng: 

- Quản lý sản phẩm: Thêm/xóa/sửa danh mục và sản phẩm.

- Hiển thị sản phẩm các khu vực (dựa trên giao diện): Sản phẩm nổi bật, sản phẩm khuyến mại.

- Tìm kiếm sản phẩm: Theo tên, danh mục, giá, mã....

2. Module giỏ hàng: 

- Khi khách hàng truy cập website bán hàng, họ có thể chọn các sản phẩm đưa vào giỏ hàng. Mỗi khách hàng vào website (trên mỗi trình duyệt khác nhau) sẽ được cấp một giỏ hàng và nó sẽ được khởi tạo khi khách hàng bắt đầu chọn mặt hàng.

- Giỏ hàng này giúp khách hàng lưu giữ tạm các sản phẩm dự định mua trong một thời gian nhất định (tùy cài đặt 1,2,5,7 15 ngày) để những lần truy cập tiếp theo họ không cần phải chọn lại mặt hàng đó.

- Trong giỏ hàng thường có các tính năng như: thay đổi số lượng, loại bỏ sản phẩm, đổi màu, size....

- Giỏ hàng cũng sẽ tính toán số tiền cần thanh toán cho những sản phẩm khách hàng đã chọn.

- Giỏ hàng sẽ tự hủy sau khi đặt hàng thành công.

3. Module đặt hàng: Module này thường phải có Module giỏ hàng đi kèm. Trường hợp website chỉ có một vài sản phẩm có thể bỏ qua Module giỏ hàng và cho phép khách hàng đặt hàng trực tiếp từng sản phẩm một.

- Sau khi chọn xong các sản phẩm cần mua, khách hàng sẽ nhấn nút "Đặt hàng" để tiếp tục công việc mua hàng. Lúc này chức năng đặt hàng sẽ bắt đầu xử lý công việc của mình.

- Thu tập các thông tin cần thiết để liên hệ và giao hàng. Họ tên, số điện thoại, email, địa chỉ....

- Hiển thị các hình thức hổ trợ thanh toán: Thanh toán khi nhận hàng, thanh toán tại cửa hàng, thanh toán chuyển khoản (hiển thị số tài khoản chủ shop). Hoặc thanh toán trực tuyến bằng Internet banking (Thẻ ATM nội địa) -> phải sử dụng thêm module tính toán trực tuyến

- Lưu giữ đơn hàng trên hệ thống website.

- Gửi mail, SMS thông báo cho quản trị (chủ shop) biết có đơn hàng mới. Đồng thời cũng gửi mail hoặc SMS xác nhận với khách hàng họ đã đặt hàng thành công.

4. Module quản lý đơn hàng: Đây là module sẽ đi kèm với module đặt hàng. Sau khi khách đặt hàng, đơn hàng sẽ được lưu giữ trên hệ thống nhưng bạn cần xem chi tiết thông tin đơn hàng như số lượng sản phẩm, thông tin khách hàng....

- Quản lý tất cả các đơn hàng khách đã đặt trên website bán hàng.

- Cập nhật trạng thái đơn hàng: Hủy, Tiếp nhận, Từ chối bán hàng (lý do), Đang giao, đã giao, khách đã nhận, khách trả lại, đơn hàng đổi trả....

- Thống kê số lượng đơn hàng đã bạn, doanh thu theo: Ngày, tuần, tháng, năm.

- In mẫu đơn hàng (để dán vào kiện hàng khi gửi).

- Ngoài ra, một số website còn cho phép khách hàng theo dõi đơn hàng thông qua website để biết đơn hàng của mình đang ở trạng thái nào (Đã tiếp nhận, đang đóng gói, đang vận chuyển....) tính năng này thường được đi kèm với module Thành viên trên website.

5. Module thành viên: Các website bán hàng thường không có module này nhưng chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng để tiện cho khách hàng mua những lần sau (họ không cần phải nhập lại thông tin khách hàng và địa chỉ giao hàng). Ngoài ra, sử dụng module này bạn có thể có những chương trình ưu đãi chỉ dành cho thành viên trên website....

- Bao gồm các Form đăng ký để lưu giữ thông tin thành viên (Họ tên, email, số điện thoại, địa chỉ), Form đăng nhập, Trang thông tin tài khoản

- Tính năng cập nhật lại thông tin tài khoản, thay đổi mật khẩu, yêu cầu cấp lại mật khẩu

- Tính năng cho phép thêm nhiều địa chỉ nhận hàng.

- Mổi khi thao tác: Đăng ký mới, đổi mật khẩu, yêu cầu gửi lại mật khẩu có kèm theo tính năng gửi mail hoặc SMS thông báo....

6. Module mã giảm giá (Cupon).

- Cho phép bạn tạo ra những mã giảm giá ở từng thời điểm khác nhau: VD Khai trương, sinh nhật, ngày lễ, ngày đặc biệt....

- Mã giảm giá cho phép cài đặt: Đối tượng được nhận, sản phẩm áp dụng, điều kiện đơn hàng, số mã tối đa, số lần khách hàng được dùng......

7. Module cài đặt phí vận chuyển (Fee Ship).

- Phí vận chuyển sẽ thông báo cho khách hàng ngay tại thời điển đặt hàng (khi khách hàng đã chọn vị trí giao hàng).

- Module cho phép cài đặt phí vận chuyển theo khu vực dựa theo đơn giá hoặc cân nặng của đơn hàng. VD: Đơn hàng > 500.000 sẽ miễn phí các quận nội thành HCM ngoại trừ các quận/huyện rìa thì có phí như: Nhà bè: phí 15k, Hóc môn phí 20k....

- Phí giao hàng cho phép cài đặt ở 3 cấp độ: Toàn quốc, Theo tỉnh/TP, Theo Quận/Huyện

III. Nhóm tính năng bán hàng nâng cao.

Đây là những module nâng cao và các website bán hàng chuyên nghiệp thường sử dụng.

1. Module tích hợp đối tác vận chuyển: Phần đa các shop hoặc doanh nghiệp bán hàng online thường liên kết với một hay nhiều đối tác giao hàng để phù hợp cho việc vận chuyển nhanh, chi phí rẻ nhất có thể.

- Module cho phép tích hợp với đối tác giao hàng (Giaohangtietkiem, giaohangnhanh, shipchung....: Xem thêm Top các đơn vị vận chuyển hiện này) để hiển thị phí ship hàng của bên đối tác ngay trong đơn hàng.

- Cho phép đẩy vận đơn trực tiếp từ website sang bên đối tác giao hàng mà không cần đăng nhập vào trang đối tác giao hàng để nhập lại đơn hàng.

- Kiểm tra trạng thái các vận đơn trực tiếp trong phần quản lý đơn hàng trên website.

- Thao tác: Hủy, gửi lại, tính chi phí, thay đổi phương thức giao hàng..... ngay trong website bán hàng.

2. Module tích hợp thanh toán trực tuyến. Hiện nay, chính phủ đang thúc đẩy thanh toán số nên các đối tác thanh toán online cũng đang phát triển mạnh và có nhiều hổ trợ cho các chủ website bán hàng.

- Sử dụng module này có thể cho phép khách hàng thanh toán đơn hàng trực tuyến ngay tại thời điểm đặt hàng

- Các hình hình thanh toán trực tuyến như: Thanh toán bằng ATM nội địa (sử dụng internet banking để thanh toán), Thanh toán qua ví điện tử....

- Các đơn vị tích hợp thanh toán phổ biến hiện nay: Nganluong, BaoKim, Napas.... Các ví điện tử: Momo, Zalo pay, VTC Pay.....

- Để tích hợp module này, Quý khách phải đăng ký với các đối tác thanh toán và được cung cấp thông tin để cài đặt vào website.

KẾT LUẬN

- Trên đây là những tính năng cần thiết đối với một website bán hàng nên sử dụng (2 module nâng cao thì có thể sử dụng hoặc không)

- Đối với một cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ bán hàng trực tuyến thì những module trên là đủ cho việc bán hàng. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp lớn hoặc các chủ shop muốn quản lý nhiều hơn thì sẽ cần nhiều tính năng khác có tính đặc thù theo nhu cầu kinh doanh và ngành nghề kinh doanh.

Hy vọng những thông tin trên phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về các tính năng, yêu cầu cầu thiết trong một website bán hàng

Endy Hoàng - IT Express

Bài viết cùng mục

Những bài viết dưới đây có thể bổ ích cho nội dung bạn vừa đọc ở trên. Hãy khám phá thêm.

Mục lục
Zalo messenger request