Website bán hàng cần những tính năng gì?

Endy Hoàng
Đăng bởi
Endy Hoàng
  3,589
Một website bán hàng cần những tính năng như giỏ hàng, đặt hàng, quản lý sản phẩm, quản lý đơn hàng...

Nếu như bạn đang muốn "Thiết kế một trang web bán hàng" nhưng chưa biết trong website bán hàng đó cần những tính năng (hay module) gì thì hôm nay IT Express sẽ làm rõ vấn đề này cho bạn.

Để dễ phân biệt chúng ta chia chức năng website thành 2 phần:

Phần dành cho người dùng: Tức là khách hàng sẽ truy cập vào website để xem thông tin sản phẩm, mua hàng.... (Để dễ hiểu tôi gọi nó là Tính năng người dùng)

Phần dành cho Quản trị: Là danh cho chủ website quản lý website như: Quản lý sản phẩm, đơn hàng, giá cả... (Tính năng Quản trị)

Bây giờ, dựa vào 2 phần trên chúng ta sẽ phân tích một web bán hàng cần những chức năng gì nhé.

Phần 1: Giao diện người dùng.

Mục đích chính của khách hàng khi truy cập website của bạn là để xem thông tin sản phẩm và mua hàng. Điều quan trọng là bạn phải trình bày nội dung sản phẩm như thế nào để khách hàng có đầy đủ thông tin và kích thích họ Mua hàng.

1.1. Giao diện thiết kế sẽ tìm thấy sản phẩm

1.2. Chức năng tìm kiếm sản phẩm: Tìm theo tên, danh mục, múc giá.... Làm sao để khách hàng dễ tìm thấy thứ sản phẩm họ cần.

1.3. Chức năng xem sản phẩm: Sản phẩm sẽ hiển thị đầy đủ các thông tin: Tên, Giá, Danh mục sản phẩm, Hình ảnh (Nên có 3-5 hình ảnh về sản phẩm, nhiều hơn càng tốt), Chi tiết sản phẩm, hiển thị Nút "Mua hàng/Thêm vào giỏ hàng" dễ nhìn thấy, Nút So sánh, Yêu thích (hoặc tạm lưu sản phẩm).

- Trong phần hiển thị sản phẩm chúng ta sẽ có thêm những tính năng phụ như: Phóng lớn hình, Kích thước, Size, Màu.....

1.4. Chức năng Giỏ hàng.

- Cũng giống như khi đi siêu thị, chức năng Giỏ hàng cho phép khách hàng chọn 1 hoặc nhiều sản phẩm để đưa vào giỏ hàng. Sau khi tiến hành đặt hàng

- Giỏ hàng phải hiển thị được tối thiểu danh sách sản phẩm có các thông tin: Tên sản phầm, hình ảnh, giá bán, giá khuyến mại, số lượng, thành tiền. Ngoài ra, giỏ hàng có thể hiển thị thêm các thuộc tính của sản phẩm như: Màu sắc, Size (kích thước), Mô tả ngắn....

Chức năng giỏ hàng trong website bán hàng

Một ví dụ về giỏ hàng

1.5. Chức năng đặt hàng:

- Sau khi khách đã đưa sản phẩm vào giỏ hàng, cuối giỏ hàng sẽ tổng kết lại: Tổng tiền hàng, Giảm giá, VAT... và hiển thị nút "Đặt hàng". Khi khách hàng quyết định mua hàng, họ sẽ nhấn vào nút Mua hàng để tiến hành đặt hàng.

- Trong tiến tình đặt hàng, website cần thu nhập một số thông tin khách hàng để biết ai đã mua hàng, địa chỉ giao hàng ở đâu...

- Ở đây, khi khách đặt hàng, chúng ta nên có chức năng tính phí giao hàng cho khách dựa theo địa chỉ họ nhận hàng mà họ đã nhập vào "Đây là module Cài đặt phí giao hàng"

1.6 Chức năng nhập mã giảm giá (Coupon)

- Cho phép khách nhập mã giảm giá trong quá trình đặt hàng

1.7. Chức năng thanh toán trực tuyến 

- Khách đặt hàng, khách sẽ chọn thanh toán qua phương thức nào, một website mặc định hiện nay cho phép chọn: Thanh toán khi nhận hàng/Chuyển khoản (hiển thị TK để khách chuyển)/ Thanh toán tại cửa hàng (khi đến nhận hàng).

Ngoài ra, một số website còn tích hợp chức năng thanh toán trực tuyến: Qua thẻ ATM nội địa, Thẻ tin dụng, Ví điện tử, cổng thanh toán Ngân lượng, Paypal.... (Đây là module cho những website nâng cao).

1.8. Khách theo dõi và quản lý đơn hàng của mình.

Đối với nhiều website khách đặt hàng xong thì họ không biết vào đâu để xem lại đơn hàng, hủy đơn hàng, cập nhật lại địa chỉ giao hàng....

Vì vậy, đây cũng là một tính năng cần thiết trong website bán hàng.  Để sử dụng tính năng này chúng ta cần có tính năng Thành viên (Đăng ký/Đăng nhập) để quản lý đơn hàng.

- Khách xem trạng thái, lịch sử các đơn hàng.

- Khách có thể hủy đơn hàng

1.9. Tính năng Thành viên (Đăng ký/Đăng nhập)

Tạo tài khoản trên website để mua hàng nhiều lần.

Hưởng các chương trình khuyến mại chỉ dành cho thành viên của website

Gửi đánh giá sản phẩm....

1.10. Chức năng thông báo qua Email hoặc SMS

Chức năng này mục đích gửi mail hoặc SMS thông báo cho khách hàng khi: Đặt hàng, cập nhật trạng thái đơn hàng (Đã tiếp nhận, đang đóng gói, đang giao, Khách đã nhận....)

Phần 2: Phần dành cho Quản trị

2.1. Quản lý sản phẩm

Quản lý sản phẩm: Thêm/Sửa/Xóa. Một sản phẩm bao gồm các trường thông tin như: Tên, hình ảnh, danh mục, nhóm sản phẩm, giá, màu sắc, size, chi tiết và các thuộc tính khác.

Quản lý danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm

VD danh mục sản phẩm của một website thời trang có dạng

- Thời trang Nam

- Thời trang Nữ

- Đầm & Váy

- Áo thun

- Quân Jean

- Thời trang Trẻ em

VD nhóm sản phẩm:

- Sản phẩm bán chạy

- Bộ sưu tập mùa hè

- Hàng mới về

- Hàng thanh lý

2.2 Quản lý đơn hàng: Quản lý các đơn hàng khách đã đặt, có thể xem chi tiết đơn hàng, cập nhật trạng thái....

2.3 Cài đặt phí vận chuyển: VD đơn hàng < 500.000đ phí giao hàng các quận tại TP Hồ Chí Minh là: 25.000đ, Ngoại trừ Củ chi: 30.000, Nhà bè 28.000đ... Tương tự cài đặt tương tự cho các Quận/Huyện khác.

2.4. Quản lý mã khuyến mại: Tạo mới, cài đặt, cập nhật....

2.5. Cài đặt phương thức thanh toán

2.6. Gửi mail hoặc SMS thông báo đơn hàng cho khách hàng.

2.7. Thống kê bán hàng

2.8. Quản lý bài viết: Bài viết giới thiệu, tin tức, hướng dẫn....

2.9. Và các tính năng cơ bản khác như: Hình slider, quản lý Menu trên website, liên kết MXH, thông tin liên hệ, thông tin hotline.....

Ngoài ra, nếu bạn cần quản lý hoặc sử dụng thêm tính năng gì thì cứ yêu cầu.

Tùy vào từng loại website sẽ có những tính năng module đặc thù khác.

Bạn có thể xem một tính năng của website bán hàng ở đây: Mẫu website & Tính năng website bán hàng điện máy

Tham khảo các mẫu giao diện website bán hàng tại công ty IT Express tại Giao diện website

Bài viết cùng mục

Những bài viết dưới đây có thể bổ ích cho nội dung bạn vừa đọc ở trên. Hãy khám phá thêm.

Mục lục
Zalo messenger request