Ngày 30/6 có thể mất mạng internet vì giây thứ 61

Endy Hoàng
Đăng bởi
Endy Hoàng
  4,339

Để điều chỉnh giờ trái đất trùng khớp với giờ mặt trời vì trái đất quay chậm hơn (gọi là giây nhuận) người ta phải thêm vào các hệ thống đồng hộ trái trên thế giới 1 giây, tức là sẽ có 1 phút có 61 giây. Việc điều chỉnh này có thể dẫn tới tê liệt hệ thống internet

Để điều chỉnh giờ trái đất trùng khớp với giờ mặt trời vì trái đất quay chậm hơn (gọi là giây nhuận) người ta phải thêm vào các hệ thống đồng hộ trái trên thế giới 1 giây, tức là sẽ có 1 phút có 61 giây. Việc điều chỉnh này có thể dẫn tới tê liệt hệ thống internet

Cơ quan Giám sát chuyển động xoay của Trái Đất và Tổ chức chịu trách nhiệm duy trì giờ toàn cầu (IERS) đã thông báo về quyết định thời điểm bổ sung giây nhuận vào ngày 30/6. Theo đó, tất cả các đồng hồ trên thế giới sẽ được chèn thêm một giây vào phút cuối cùng của ngày này.
Việc bổ sung thêm 1 giây này để bù vào điểm lệch so với giờ Mặt trời (thời gian Trái đất hoàn tất một ngày). Việc bổ sung giây phụ diễn ra lần đầu tiên vào năm 1972, khi Internet chưa ra đời. Những lần điều chỉnh gần đây nhất là 31/12/1998, 31/12/2005, 31/12/2008, 30/6/2012, 30/6/2015. Đây sẽ là lần thứ 26 loài người tăng thêm một giây cho các đồng hồ.
Việc 1 giây tăng thêm không có ý nghĩa quá nghiều với gần 8 tỉ người nhưng với giới khoa học, đây là hiện tượng vô cùng quan trọng.
Khoảng 3 năm trước, ngày 30/6/2012, mạng internet toàn cầu đã bị tê liệt vì 1 giây nhuận, khiến hàng loạt các trang web gặp sự cố và nhiều nhà khoa học lo ngại lịch sử lặp lại vào ngày 30/6 tới, lịch sử có lặp lại?
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc tăng thêm một giây (để bù đắp cho chuyển động quay chậm của trái đất) sẽ khiến cho mạng internet toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo đó, vào ngày 30/6 tới đây, khi đồng hồ tiến đến 23 giờ 59 phút 59 giây, thay vì nhảy sang ngày 1/7, thì nó phải cộng thêm một giây thành 23 giờ 59 phút 60 giây rồi mới chuyển sang ngày mới.
Theo ông John Engates, giám đốc công nghệ của Rackspace việc thời gian tăng thêm 1 giây sẽ khiến việc đồng bộ giữa đồng hồ của các máy tính sẽ khó khăn bởi không phải tất cả mọi nơi sẽ thêm giây nhảy trong cùng một cách, hoặc cùng thời điểm.
Có nhiều hệ thống, đồng hồ máy tính chỉ 60 giây thay vì lăn tròn sang phút tiếp theo, hoặc chỉ giây thứ 59 hai lần. Kết quả là, máy tính nhìn thấy giây thứ 2 là khi thời gian thụt lùi, gây lỗi hệ thống và khiến đơn vị xử lí trung tâm (CPU) quá tải.
Hiện nhiều công ty đã rút kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp cho riêng mình. Ví dụ như Google sẽ chia nhỏ giây nhuận thành những phần khác nhau rồi cộng vào trong suốt ngày 30/6.
Nguồn: Tổng hợp Internet

Bài viết cùng mục

Những bài viết dưới đây có thể bổ ích cho nội dung bạn vừa đọc ở trên. Hãy khám phá thêm.

Mục lục
Zalo messenger request