Hướng dẫn các bước để xây dựng một trang website

Endy Hoàng
Đăng bởi
Endy Hoàng
  4,176
Các bước để lên ý tưởng và xây dựng một website bao gồm: Lên ý tưởng xây dựng website, chọn tên miền, chọn nền tảng website, đăng ký gói hosting phù hợp với nhu cầu sử dụng và cấu hình website và bắt đầu xây dựng nội dung để kinh doanh

Nếu bạn đang có ý định thiết kế một trang web để phục vụ kinh doanh (website bán hàng, website giới thiệu công ty, rao vặt, tuyển dụng...) cho công ty hay của riêng mình nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu thì hôm nay IT Express sẽ hướng dẫn bạn cụ thể các bước cụ thể (từ A-Z) để xây dựng một trang web.

Việc hiểu rõ các bước khi xây dựng một website không chỉ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, tiền bạc mà còn mang lại hiệu quả khi sử dụng.

Các bước để xây xây dựng (tạo lập) một trang website bao gồm:

Bước 1: Lên ý tưởng để xây dựng một trang web.

Việc xây dựng một ý tưởng ngay từ đầu bạn sẽ không phải bối rối trước những lựa chọn sau này. Khi đã có ý tưởng rồi, bạn hãy ghi chú lại vào điện thoại hoặc vào một tờ giấy A4.

Ý tưởng của bạn phải trả lời được những câu hỏi như:

- Thiết kế website để làm gì?

VD: Thiết kế website để bán hàng, để giới thiệu công ty, giới thiệu cửa hàng...

Để có cái nhìn tổng quát và lên một ý tưởng thiết kế website bạn có thể tham khảo các loại hình website phổ biến hiện nay

  • Website bán hàng: Tạo một website để bán hàng online (hay còn gọi là web TMĐT), phù hợp với từng loại sản phẩm và ngành nghề khác nhau
  • Website sàn TMĐT: Nếu như website bán hàng là chủ thể cá nhân hoặc tổ chức đứng ra bán hàng thì website sàn TMĐT là trang kết nối giữa người Bán và người Mua. Trên website này thường có đầy đủ các tính năng của website bán hàng nhưng có thêm những tính năng khác như: Quản lý người bán, tạo gian hàng, tính phần trăm chiết khấu.... như lazada, tiki, shopee....
  • Website giới thiệu: Giới thiệu doanh nghiệp, công ty, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn....
  • Website giáo dục: Website danh cho các ngành đào tạo như trường học, trung tâm giáo dục, đăng tải khóa học trực tuyến, chia sẽ bài học, tài liệu giáo dục.... 
  • Website tin tức:  Trang tin điện tử, báo điện tử, cổng thông tin... nói chung các loại website để đăng tin tức  dạng như: vnexpress, tuoitre, tienphong....
  • Website dạng Landing page: Đây là website thường phù hợp cho việc giới thiệu một dòng sản phẩm duy nhất, hoặc một dự án BĐS nào đó. Đối với loại website này thường cá nhân hoặc tổ chức chỉ có một dòng sản phẩm hoặc tạo ra để chạy các chiến dịch marketing
  • Blog cá nhân: Là trang danh cho một cá nhân nào đó như Doanh nhân, nhà văn, nhà báo... dùng để chia sẻ kiến thức, tạo thương hiệu cá nhân hoặc đăng các dự án cá nhân thực hiện dạng, chia sẽ góc nhìn, bình luận....
  • Website bất động sản: Website để đăng tin bất động sản như: batdongsan.com.vn
  • Website tuyển dụng: Website để đăng tin tuyển dụng, website này có thể chia thành 2 loại, một là chỉ dành cho 1 công ty nào đó muốn đăng tin tuyển dụng cho công ty mình (thường ít dùng), một là một công ty mua giới việc làm xây dựng để kết nối người lao động với các công ty cần tuyển dụng lao động
  • Ngoài ra, còn một số loại website khác không phổ biến nên chúng tôi không liệt kê ra ở đây như: Website dạng forum (diễn đàn), trang rao vặt, website tổ chức chính phủ,....

 

- Thiết kế website như thế nào?

Cụ thể trong phần này bạn cần làm rõ các vấn đề như: web có giao diện dạng như thế nào, màu sắc (Màu sắc phù hợp với loại sản phẩm hoặc phù hợp với vận mệnh chủ sở hữu website), trình bày, tính năng....

Sau khi xem phân loại website trên đây và bạn đã xác định được website của mình thuộc loại nào thì về cơ bản bạn đã xác định được tầm 80% chức năng của website rồi. Tuy nhiên, tuy vào như cầu bạn xem xét xem website của mình cần những chức năng gì, sử dụng những công nghệ hoặc đối tác nào để tích hợp

Chẳng hạn, đối với một website bán hàng thì các tính năng mặc định như Giỏ hàng, đặt hàng, tính phí giao hàng, và thanh toán sẽ tự động. Nghĩa là bạn không cần làm gì trong quá trình khách đặt hàng. Chỉ cần chờ có thông báo đơn hàng để kiểm tra.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp bạn cần loại bỏ bớt những tính năng không cần thiết như: Thanh toán trực tuyến, vì bạn chỉ muốn thanh toán khi giao hàng hoặc đối với sản phẩm của bạn không cần thanh toán trực tuyến.

Hoặc đối với một số website có đặc thù riêng như: Website giới thiệu phòng khám tư, bạn muốn có một form để khách hàng đặt lịch khám online...

- Website cần đáp ứng những tiêu chí nào?

Để một website hoạt động hiệu quả cần đạt những tiêu chí tối thiểu. Ngoài ra, bạn có thể có những yêu cầu khác cho riêng mình.

VD các tiêu chí cần thiết: 

  • Website cần có tốc độ tải trang nhanh (<= 3 giây khi tải toàn bộ trang hoặc < 5 giây đối với website có nhiều nội dung, hình ảnh chất lượng cao)
  • Website cần có độ bảo mật cao (Yêu cầu sử dụng chuẩn bảo mật SSL)
  • Website hỗ trợ SEO tốt (Nghĩa là Google Search hoặc các máy chủ tìm kiếm dễ dàng nhận diện và đưa web của bạn lên TOP đầu của vị trí tìm kiếm)
  • Website dễ dàng quản trị: Trang quản trị trực quan, trình bày rõ ràng dễ sử dụng
  • Website được tối ưu về mặt UX/UI: Giúp cho người dùng có trải nghiệm tốt và dễ dàng thao tác khi vào trang website của bạn
  • Website dễ dàng nâng cấp, bổ sung và cài đặt các ứng dụng hoặc chức năng tiện ích theo nhu cầu của khách hàng
  • Website cần được bảo hành, bảo trì tốt

Khi thiết kế website tại IT Express, Quý khách yên tâm về những tiêu chí trên, không chỉ thế chúng tôi còn luôn phát triển và cập nhật công nghệ hàng ngày để mang lại những website tốt nhất cho khách hàng.

Xem thêm: 

Top 10 tiêu chí vàng để đánh giá một website chuyên nghiệp - đạt chuẩn Tốt

Những tiêu chí đánh giá một website thiết kế chuẩn SEO

Bước 2: Đăng ký một tên miền (Domain)

Nếu ví như xây dựng website như là xây dựng một ngôi nhà thì Tên miền (Domain) như là địa chỉ của ngôi nhà. Thông qua tên miền, khách hàng có thể truy cập được vào website của bạn.

Vì vậy, lựa chọn một tên miền ý nghĩa, dễ nhớ là một lợi thế để nhiều người nhớ đến website của bạn hơn.

2.1 Cách chọn một tên miền đẹp

Tên miền thường được lựa chọn theo: Tên thương hiệu/Sản phẩm/hoặc tên công ty/cửa hàng của bạn

Hoặc chọn tên miền theo một từ khóa nào đó để giợi nhớ cho khách hàng khi họ nghỉ về sản phẩm của bạn đang bán

Các loại tên miền phổ biến hiện nay tại Việt Nam

Tên miền quốc tế: .COM (Ưu tiên số 1)

Tên miền Việt Nam .VN hoặc .COM.VN (Ưu tiên số 2)

Ngoài ra, các tên miền theo loại ngành nghề: 

.NET: công ty về công nghệ

.ORG: cho các tổ chức

.EDU: Cho giáo dục

Và nhiều tên miền khác, xem thêm "Các loại tên miền và mục đích sử dụng"

Một vài ví dụ lựa chọn tên miền

KhaiHoan.vn, PhongKhamAnhKhoa.com.vn, NoiThatKhaiKhoan.com....

ThoiTrangTreEm.com, ThoiTrangMuaHe.vn

Hoặc một tên thương hiệu: ABC.com, ABB.COM

Dựa trên nguyên tác đó hãy chọn một tên miền phù hợp cho mình.

Nhưng hãy nhớ rằng, khi chọn một tên miền cũng giống như chọn một số SIM để mua, bạn phải kiểm tra xem tên miền đó đã có người sử dụng chưa, nếu có rồi thì bạn không thể sử dụng nó nữa.

Mẹo: Có thể thêm vào một vài ký tự khác để thử lại. vd tôi kiểm tra tên miền boyshop.com thì đã có người mua, tôi thêm vào chữ "vn" ở cuối thành boyshopvn.com thì chưa có người đăng ký. Bạn có thể làm tương tự như vậy miễn sao chọn được một tên miền vừa 

2.2. Quy trình đăng ký tên miền:

Khi đã lựa chọn được một vài cái tên phù hợp rồi thì bạn phải kiểm tra tính khả dụng trước khi đăng ký

Đăng ký tên miền B1: tuy cập: "Kiểm tra tên miền" để kiểm tra tính khả dụng của tên miền

Nhập tên miền cần đăng ký và nhấn "Kiểm tra"

Kiểm tra và đăng ký tên miền

Nếu nhận được thông báo "Tuyệt vời, bạn có thể đăng ký tên miền này" thì xin chúc mừng bạn.

Đăng ký tên miền B2: Sau khi kiểm tra xong nếu quyết định chọn tên miền đó hãy chọn "Thêm vào giỏ" để tiến hành đăng ký. Bạn cứ làm việc theo những yêu cầu website chỉ dẫn là được. Trong quá trình đăng ký, nếu gặp khó khăn có thể liên hệ (Chát) với nhân viên hổ trợ để được giúp đỡ.

Đăng ký tên miền B3: Sau khi thanh toán tên miền xong bạn sẽ nhận được thông tin để quản lý tên miền

Thông tin quản lý tên miền có dạng

  • Link đăng nhập: domain.vinawebs.net
  • Tên miền: abc.com
  • Mật khẩu: 123456

Bạn cần có thông tin này để sau này trỏ tên miền về gói Hosting mình đã đăng ký

Đăng ký tên miền B4: Hoàn các bản khai đăng ký tên miền. Đối với tên miền Việt Nam khi đăng ký nhà cung cấp sẽ gửi cho bạn một bản khai về chủ sở hữu tên miền (cá nhân hoặc công ty). Bạn hoàn thành nó và chụp hình gửi lại cho bên nhà đăng ký (trong vòng 30 ngày theo yêu cầu).

Xem thêm: 

Bước 3: Chọn nền tảng website/công ty thiết kế website

Đối với nền tảng website có những loại sau:

- Giải pháp 1: Tạo website bằng mã nguồn mở có sẵn (CMS): Phổ biến nhất hiện nay Wordpress, Opencart, Joomla, NukeViet, Drupal.... Bạn toàn quyền làm việc với nó

Trong số đó, Wordpress có lẽ là dễ sử dụng và có nhiều thư viện miễn phí nhất. Bởi vì nó là một mã nguồn mở được nhiều người cùng sử dụng, cùng chia sẽ.

Khi sử dụng giải pháp này, bạn sẽ lựa chọn những mẫu giao diện miễn phí rồi từ đó chỉnh sửa, cài đặt cho phù hợp với ý tưởng của mình.

Tuy nhiên, để có một website theo ý mình thì bạn cần biết một chút về code (html, css, javascript...).

- Giải pháp 2: Tạo bàng công cụ Website Builder. Cho phép bạn tự xây dựng một trang website trên nền tảng của họ. Tuy nhiên, đối với loại này chỉ phù hợp với những trang đơn giản còn những trang phức tạp có vẽ như nó rất khó để làm việc.

- Giải pháp 3: Sử dụng nền tảng website của một công ty nào đó. Là một công ty nào đó sẽ xây dựng ra một nền tảng website với nhiều mẫu giao diện, module tính năng rồi cung cấp cho khách hàng. Bạn sẽ chọn một gói phù hợp rồi sử dụng mà không thể can thiệp sâu hoặc tải code về máy của mình. Đối với loại này bạn cần trả chi phí để duy trì hàng năm và ngầm định đó là phí duy trì Hosting, SSL và phí này thường cao hơn so với bạn thuê Hosting độc lập phía ngoài. Một số công ty tiêu biểu trong web dạng này là Holacor.com, Sapo, Haravan, chili, nhanh.vn....

Đa số trong các công ty đó không cho phép bạn tải về hoặc can thiệp sâu vào website bởi bạn không được cung cấp thông tin Hosting khi đăng ký. Ngoại trừ Holacor có gửi thông tin Hosting (nếu bạn yêu cầu và phải duy trì tối thiểu 2 năm).

- Giải pháp 4:  Tự xây dựng: Có thể bạn tự viết code hoặc thuê một công ty thiết kế website. Đây là nền tảng cho phép bạn tùy biến tốt nhất, tạo ra những sản phẩm theo phong cách và ý tưởng của mình.

Tùy vào khản năng và nhu cầu để lựa chọn giải pháp phù hợp cho mình.Tuy nhiên, nếu bạn không có thời gian để tự xây dựng hoặc mong muốn có một website chuyên nghiệp và hoạt động ổn định hơn thì hãy liên hệ với công ty thiết kế website  (Giải pháp thứ 4) và trình bày ý tưởng cho họ để nhận được báo giá.

Nếu bạn quan tâm, hãy liên hệ qua website này với công ty IT Express để nhận được báo giá và hỗ trợ tốt nhất.

Bước 4: Chọn Hosting (Giải pháp lưu trữ website)

Hosting hay còn gọi là Web host là nơi lưu trữ toàn bộ dữ liệu về trang website của bạn (như hình ảnh, database, source website, video....) để khi người dùng truy cập vào web thì website sẽ tải những dữ liệu đó lên cho người dùng.

Về bản chất, Hosting như là một phân vùng trong ổ cứng của một chiếc máy tính. Bên nhà cung cấp Hosting họ sẽ xây dựng một máy chủ (server) với các phần mềm để hổ trợ chạy website (web server) rồi chia nhỏ máy chủ đó ra nhiều không gian nhỏ rồi bán cho khách hàng gọi là những gói Hosting.

Nếu như bạn lựa chọn giải pháp 3 trên đây thì bạn không có quyền lựa chọn gói Hosting mà bên công ty cung cấp nền tảng sẽ chạy chung website của bạn trên máy chủ (web server) của họ.

Lựa chọn gói Hosting phù hợp để duy trì website

Một số lưu ý khi lựa chọn Hosting:

  • Loại Hosting: Hosting Linux, Hosting Windows. Điều này phải xem bạn lựa chọn giải pháp thiết kế website nào. Các website sử dụng PHP, CSDL: MySQL thì sử dụng Hosting Linux hoặc Hosting Windows cũng được, còn các website sử dụng công nghệ ASP.NET (C#) thì bắt buộc sử dụng Hosting Windows
  • Số lượng website được phép sử dụng: 1 site, 3, site, 5 site..... Nếu bạn có ý định chạy nhiều website thì chọn gói có hổ trợ số site tương ứng
  • Chứng chỉ bảo mật SSL (Có hổ trợ cài đặt không, có hổ trợ đi kèm không)
  • Dung lượng lưu trữ: 1Gb, 2Gb, 3Gb... Đây là toàn bộ dung lượng dùng để lưu trữ Database, Mã nguồn web, hình ảnh, video các bài viết sản phẩm khi bạn đăng lên website. Hãy cân nhắc xem bạn có bao nhiêu sản phẩm, hình ảnh được đăng lên để chọn gói có dung lượng phù hợp.
  • Trang quản trị Hosting (Control panel): Thân thiện, dễ sử dụng
  • Hổ trợ kỹ thuật: Thân thiện, nhiệt tình và hổ trợ đến nơi đến chốn. 

Bước 5: Hoàn thiện nội dung

Bước cuối cùng khi bắt đầu đưa website vào hoạt động là hoàn thiện nội dung

Những nội dung chung như: 

- Tên website, Thông tin liên hệ, Hotline, bản đồ Google map, Tích hợp tài khoản facebook, các liên kết mạng xã hội, Logo, Giới thiệu về website.

Những thông tin sản phẩm, bài viết hoặc dịch vụ: Đăng tải một lượng tối thiểu về các sản phẩm, dịch vụ, bài viết giới thiệu về công ty cửa hàng

Một số hình ảnh thu hút khách hàng: Hình quảng cáo, Hình slider....

Sau khi hoàn thành 5 bước trên là bạn đã có hoàn chỉnh một website và bây giờ có thể cấu hình website hoạt động chính thức.

Chúc các bạn thành công

 

 

 

 

Bài viết cùng mục

Những bài viết dưới đây có thể bổ ích cho nội dung bạn vừa đọc ở trên. Hãy khám phá thêm.

Mục lục
Zalo messenger request