Thế nào là một website chuẩn SEO?

Endy Hoàng
Đăng bởi
Endy Hoàng
  8,005
Website chuẩn SEO là web đã tối ưu hóa các tiêu chuẩn mà máy chủ tìm kiếm dùng để thu nhập và đưa ra kết quả. Các yếu tổ ảnh hưởng đến SEO như là: Tên miền, Hosting, Thiết kế website, biên tập nội dung, sử dụng chuẩn bảo mật website...

Trước tiên để hiểu thế nào là một website chuẩn SEO thì chúng phải làm rõ khái niệm SEO là gì

I. Vậy SEO là gì?

1 Khai niệm SEO.

SEO là từ viết tắt tiếng anh Search Engine Optimization, tạm dịch là tối ưu hoá (tối ưu hoá những thông tin mà máy chủ sẽ thu tập từ các website) để phù hợp với bộ máy tìm kiếm nhằm nâng cao thứ hạng tìm kiếm trên các bộ máy tìm kiếm (Google Search, Bing, Yahoo...)

2. VD: Nếu khi người dùng tìm kiếm từ khoá "Mẫu website có sẵn"

Nếu website của bạn đã được tối ưu để thân thiện với các bộ máy tìm kiếm thì kết quả sẽ có thứ hạng cao trong khi các website khác chưa chuẩn SEO sẽ có thứ hạng thấp thậm chí là không tìm thấy trên bộ máy tìm kiếm

Kết quả tìm kiếm với từ khoá "Mẫu website có sẵn"

II. Những yếu tố ảnh hưởng tới việc SEO

Vậy thì các yếu tố cần tối ưu để cung cấp cho bộ máy tìm kiếm là gì? Sau đây là tổng hợp 30+ yêu tố mà các bộ máy tìm kiếm sẽ thu tập để đưa ra thứ hạng kết quả tìm kiếm

A. Về tên miền và Hosting

1. Tên miền: Bạn nên chọn một tên miền ngắn, dễ nhớ (các chọn một tên miền đẹp

2. Hosting: có tấc độ nhanh, IP Server cũng ảnh hưởng đôi chút tới seo (Nếu bạn seo web ở Việt Nam nên mua server đặt tại Việt Nam)

B. Tối ưu thiết kế website.

3. Tối ưu hóa URL website.

(i)  Một URL không thân thiện có dạng: http://ten-mien.com/BaiViet.aspx?Cat=123&ID=456

(ii) Còn một URL thân thiện có dạng: http://ten-mien.com/tin-tuc/tieu-de-bai-viet.html

 - Vậy URL thân thiện với bộ máy tìm kiếm (cũng như người dùng nhìn vào dễ nhớ hơn) có quy luật rõ ràng, không chứa các ký tự đặc biệt, khoảng trống....

 Trong URL thứ 2 (ii) URL đã được Rewrite (viết lại) để cho dễ nhìn, thân thiện với các bộ máy tìm kiếm:

?Cat=123 đã được thay bằng /tin-tuc

&ID=456 đã được thay bằng /tieu-de-bai-viet

- URL của bạn cũng nên liên quan với nội dung bài viết, từ khóa (keywords),  mô tả (description)

- Hạn chế độ dài của URK tốt nhất cho seo chỉ là 3 cấp tính từ tên miền (ten-mien.com/cap1/cap2/cap3).

4. TITLE (Tiêu đề bài viết):

 - Bạn nên đặt tiêu đề bài viết một cách ngắn gọn nhưng thể hiện tối đa được điều muốn nói trong nội dung bài viết.

 - Một tiêu đề chuẩn SEO có độ dài từ 60-65 ký tự, tuy nhiên nhiều lúc bạn cần đặt một tiêu đề dài hơn cũng không sao nhưng các bộ máy tìm kiếm sẽ cắt phần dư thừa phía sau bỏ đi

5. KEYWORDS (từ khóa):

  - Bạn nên đặt khoảng từ 3-7 từ khóa mà không nên đặt quá nhiều từ khóa, nếu độ dài của thẻ này vượt quá 160 ký tự sẽ bị cắt phần sau.

6. DESCRIPTION (mô tả): Với khoảng 160 ký tự bạn viết làm sao để mô tả vắn tắt được nội dung của bài viết, nếu dài hơn 160 ký tự thì phần còn lại sẽ bị cắt đi.

7. Luôn đặt tiêu đề bài viết, từ khóa quan trọng trong thẻ h1, h2, h3…theo thứ tự ưu tiên quan trọng của từ khóa.

<h1> Keywords 1</h1>

<h2> Keywords 2</h2>

<h3> Keywords 3</h3>

8. Tách các phần như style css, javascript, data thành các file độc lập. Hạn chế sử dụng javascript quá nhiều.

9. Hạn chế việc sử dụng table trong html. Đặc biệt là các table lồng table.

10. Cố gắng đặt nội dung chính nằm ở đầu của cấu trúc trang html.

11. Tạo các chỉ mục hướng dẫn (breadcumb). Mục đích báo cho người dùng biết họ đang ở đâu và dễ dàng quay lại các chỉ mục một cách dễ dàng.

12. Nên dùng dạng chữ viết (text) cho phần liên kết header và footer thay vì dùng hình ảnh. Có thể dùng javascript để xử lý các liên kết. Nhiều website sử dụng hình ảnh độc đáo để thể thu hút người xem nhưng lại không tối ưu được để SEO web nên bạn hãy cân đối điều này cho mình nhé

13. Tạo trang 404 cho các liên kết không tìm thấy: Nếu người dùng truy cập trang đã bị khóa nội dung hoặc một liên kết không tồn tại thì bạn nên điều hướng website của mình về trang thông báo lỗi 404

14. Tạo mục chia sẻ bài viết đến các mạng xã hội bằng cách tạo ra các nút chia sẻ, có thể sử dụng tool sharethis

15. Tối ưu hiển thị trang web trên các thiết bị di động (tất cả các kích thước màn hình khác nhau). Đây là yếu tố rất quan trọng, chúng ta đang ở trong giai đoạn bùng nổ của các thiết bị di động và lượng người truy cập website bằng di động rất nhiều. Vì thế, hãy tối ưu nội dung khi hiển thị trên các thiết bị di động để không bỏ đi lượng khách hàng lớn này.

16. Tạo RSS feed cho nội dung website: Điều này giúp máy chủ tìm kiếm nhanh chóng thu tập được thông tin các bài viết trên website của bạn.

17. Tạo sitemap chứa liên kết đến các trang nội dung trên website. Nó cho phép người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và truy cập đến nội dung mà họ cần.

18. Kiểm tra cấu trúc html chuẩn với W3C (khi kiểm tra có thể bỏ qua các lỗi cảnh báo HTML5 và các thẻ og:title, og:description, og:image khi định dạng website bằng HTML5).

19. Cho phép thay đổi thẻ meta và title, keywords, description ứng với mỗi nội dung bài viết.

C. Đối với phần soạn nội dung.

20. Khi cập nhật nội dung url, title, keywords, description phải liên quan tới nhau.

21. Các từ khóa, phần mô tả bạn chỉ sử dụng từ có nghĩa, cấu trúc có thể đọc được và dễ dàng để thu thập dữ liệu từ Google.

22. Đặt link vào các trang liên kết khác sẽ giúp người đọc dễ theo dõi và giúp index dễ dàng.

23. Nội dung bài viết dễ đọc. Phần đầu và nội dung bài viết nằm trong đoạn văn kết hợp với các sub header và number list. Chủ yếu là nội dung phải mới mẻ, lôi cuốn, trình bày đẹp mắt và mang tính thông tin cao. Đây là phần tối quan trọng trong việc quyết định người dùng ở lại website bao lâu và có quay trở lại hay không

24. Thêm hình ảnh để nội dung hấp dẫn hơn. Đặt các thuộc tính như title và alt vào hình ảnh sẽ giúp cho Search Engine đánh giá cao cho nội dung website của bạn và từ khóa liên quan đối với hình ảnh.

25. Không nên nhồi nhét quá nhiều từ khóa vào mỗi trang web, hãy chọn những từ khóa tiêu biểu và đặt vào phần cuối của nội dung bài viết.

26. Hạn chế việc dùng flash hoặc tốt hơn là không dùng flash vì các công cụ tìm kiếm không đọc được nội dung trong flash và cũng không hiển thị được trên các thiết bị di động.

27. Đặt link về các trang tác giả, trang phân tích có tính uy tính cao. Điều này sẽ giúp cho bài viết của bạn có tính thuyết phục và độ tin tưởng cao.

28. Cập nhật thông tin thường xuyên trên website của bạn. Điều này quan trọng nhất nó sẽ giúp cho bạn lôi cuốn được người đọc ghé thăm và nên nhớ nội dung nên tập trung vào các xu hướng hiện tại và phải liên quan đến chủ đề của website.

29. Cho dù có đi copy bài viết của người khác thì ít nhất bạn cũng phải đọc cho kỷ bài viết rồi viết lại nội dung theo từ ngữ của mình, sửa đổi tiêu đề, phần mô tả để không trùng lặp với bài gốc và điều quan trọng nữa là bạn cũng nên ghi nguồn đã copy

Endy Hoàng - IT Express

Bài viết cùng mục

Những bài viết dưới đây có thể bổ ích cho nội dung bạn vừa đọc ở trên. Hãy khám phá thêm.

Mục lục
Zalo messenger request