Mục đích thiết kế xong một website nếu không phải là website nội bộ hoặc website tin mật thì website nào cũng mong số lượng người truy cập biết đến nhiều. Mà muốn có được điều đó thì chúng ta dễ hiểu ràng, website chúng ta có kết quả tốt trên các bộ máy tìm kiếm như Google, Yahoo, Big, ask...
Nếu như website của bạn đủ uy tín như các tờ báo mạng hàng đầu Việt Nam: vnexpress.net, dantri.com.vn, thanhnien.com.vn, tuoitre.vn, bongda.vn.... thì có lẽ việc cần làm của bạn là cung cấp nội dung bài viết cho tốt (Chính xác, nhanh chóng, chất lượng bài viêt....). Khi đó, mức độ uy tín ngày càng cao trong bạn đọc và được ưu chuộng là điều tất nhiên.
Tuy nhiên, đó chỉ là phần ít hơn nữa đó là những tờ báo chính thông. Còn website của chúng ta đôi khi chỉ vì mục đích kinh doanh, tin tức lại khô cằn... Vậy làm sao để nhiều người biết đến và hiệu quả cho kinh doanh?
Trong thời đại internet hiện hành, người dùng internet thế giới nói chung và người internet Việt Nam nói riêng đều sử dụng công cụ tìm kiếm như google, yahoo, big... để tìm thông tin khi cần. Chính vì thế mà trong những năm gần đây cụm từ "SEO Website" được nhắc tới rất nhiều.
Theo trung tâm số liệu Internet quốc tế tại Việt Nam có tới 96,6% người dùng internet sử dụng bộ máy tìm kiếm Google Search (google.com và google.com.vn).
Đó chính là lý do, chúng ta nên tìm hiểu nguyên tắc làm việc của Google Search rồi tối ưu website của mình để khi người dùng tìm kiếm thông tin qua google search thì tìm thấy website của mình trên cùng.
Sau đây tôi xin gửi tới bạn đọc một số tiêu chí cần tối ưu website để có kết quả tìm kiếm tốt nhất trên google nói riêng (đặc biệt) và trên các bộ máy tìm kiếm khác nói chung.
1. Thẻ tiêu đề “title”: Theo chuẩn là có độ dài từ 3-70 ký tự bao gồm cả khoảng trăng. Title phải thể hiện bao quát được nội dung bài viết và câu chữ phải ngắn gọn súc tích. VD: Cách viết title thân thiện với bộ máy tìm kiếm
2. Thẻ mô tả “description”: Là tóm tắt ngắn gọn nội dung bài viết một cách súc tích nhất, giới hạn trong 160 ký tự, nếu dài quá Google sẽ cắt đoạn dư thừa phía sau. VD:Description là tóm tắt ngắn gọn nội dung bài viết , giới hạn trong 160 ký tự, nếu dài quá Google sẽ cắt đoạn dư thừa phía sau
3. Cấu trúc URL: Là đường dẫn chỉ tới nội dung bài viết. Trước tiên là bạn phải rewrite (viết lại URL) đường dẫn thực thành một đường dẫn ảo dễ nhớ và thân thiện với Google VD: /vi/tin-tuc/5-nguyen-tac-nhan-tin-trong-cong-viec-221.html. Tiếp đến bạn luôn tuân theo 1 chuẩn nhất định cho toàn bộ website: VD: URL dang danh mục: tenmien.com/ten-muc.html, URL bài viết: tenmien.com/ten-muc/tieu-de-bai-viet-1.html
4. Tối ưu www: Ngay từ đầu bạn phải xác định website của bạn có hay không có tiền tố www, và cứ thế sau này bạn phải tuân theo quy định đó. Đọc bài viết về có hay không có www trong domain của bạn để hiểu rõ hơn.
5. Điều hướng trang web: Điều hướng website nghĩa là đưa khách truy cập đi từ vị trí này sang vị trí khác. Việc điều hướng website cũng rất quan trọng cho việc đánh giá rank website của bạn. Bạn nên khéo léo đưa người dùng tự nội dung này sang nội dung khác một cách hiệu quả, như thế người dùng có thể ở lại và đọc nhiều bài trên website của bạn hơn. (thời gian ở lại website của người dùng cũng là một tiêu chí để google đánh giá website của bạn)
6. Mật độ từ khóa: Từ khóa là những từ quan trọng phần nào nói lên được nội dung bài viết của bạn. Tuy nhiên mật độ từ khóa cũng quan trọng, bạn không thể dùng từ khóa lặp đi lặp lại quá nhiều, và càng không nên để trống mục này. Google khuyến nghị mật độ từ khóa là từ 1-2% số từ trong nội dung bài viết, Yahoo lại khuyến nghị 3%. Nhưng để dễ hiểu tôi khuyên bạn nên đặt khoảng 3-5 từ hoặc cụm từ khóa liên quan đến 1 bài viết.
7. Tối ưu ảnh: Là anh không có dung lượng quá lớn hoặc quá nhỏ, anh không nên seo chép từ các trang khác (cố gắng sản xuất ảnh riêng), nên có thẻ atl="".
8. Liên kết trong và ngoài: Một bài viết bạn có thể cần sử dụng đến tư liệu hoặc trích lại nội dung của một website khác khi đó bạn cần phải đưa liên kết nội dung đó vào để người dùng tìm hiểu thêm. Tuy nhiên, tôi khuyên bạn nên cố gắng đặt các liên kết ngoài sau các liên kết trong, và sử dụng 1-2 liên kết ngoài.
9. Khả năng tương thích trình duyệt: Mặc dù thị phần Google Chrome chiếm phần lớn, tuy nhiên các trình duyệt khác như Internet Explorer, Firefox.... vẫn đang có một chổ đứng nhất định. Thế nên khi thiết kế website bạn cần phải thiết kế website tương thích tốt với tất cả các trình duyệt đó.
10. Tốc độ tải trang: Tuy hiên nay tốc độ internet đã nhanh hơn rất nhiều, nhưng không phải vì thế mà người dùng internet hiện nay họ cảm thấy bình thường khi một website tải chậm, thậm chí họ sẽ tắt đi nếu <20 giây trang tải chưa xong. Thế nên tốc độ tải trang là một vấn đề rất quan trọng, nó cũng được google (các bộ máy tìm kiếm khác) dùng để làm tiêu chí đánh giá trang.
11. Lựa chọn từ khóa phù hợp: Việc lựa chọn từ khóa như đã nói ở mục 6.
12. Tránh lỗi code: Điề trước tiên bạn cần quan tâm đó là tối ưu hóa mã nguồn website, từ html, css, code asp.net hoặc php, java.... Và tuyệt đối hạn chế các lỗi ở mức thấp nhất
13. Cách đặt từ khóa: Xem lại mục 6.
14. Thẻ tiêu đề Head: Giống như mục 1
15. Hạn chế flash, video,…
16. Nội dung độc đáo, chất lượng: Nội dung được xem là cốt yếu để đánh giá 1 bài viết, và nếu khi bạn có nhiều bài viết tốt ắc hẳn website của bạn cũng sẽ tốt. Không nên copy bài viết quá nhiều, không nên chú trọng vào số lượng nhưng hãy chú trọng vào chất lượng của bài viết. Bạn nên viết những chủ để mới lạ, dùng từ, viết câu thật tốt... Nếu khi copy thì bạn cũng phải biết cách copy thật tốt. Đọc thêm cách copy bài viết mà vẫn seo tốt
17. Thường xuyên cập nhật nội dung: Nội dung thay đổi, cập nhật càng nhiều thì website càng sống động hơn. Google cũng xem mật độ cập nhật nội dung website của bạn để đánh giá. Nếu website có mức cập nhật thường xuyên thì được xem website của bạn đang hoạt động tốt và ngược lại. Tuy nhiên, vẫn phải chú trọng đến chất lượng bài viết.
18. Nhấn mạnh từ khóa quan trọng: Bạn nên biết thứ tự quan trọng của từ khóa và hãy nhấn mạnh nó bằng cách đặt những từ khóa khác liên quan nó.
19. Sử dụng mạng xã hội: Trong những năm gần đây, mạng xã hội rất được ưu chuộng và được người dùng sử dụng rất nhiều. Mạng xã hội cũng là môi trường lan truyền rất nhanh thế nên bạn nên tận dụng nó để PR bài viết hoặc website của bạn.
20. Sử dụng nofollow/ dofollow: Nếu có sử dụng các liên kết ngoài bạn nên sử dụng nofollow/ dofollow để báo cho Google (các bộ máy tìm kiếm khác) biết bạn có muốn hay không muốn truyền một chút gì đó tới website được liên kết tới :D
21. File robots.txt
22. Cài đặt Google Analytics
23. Liên kết các trang quan trọng từ trang chủ: Bạn nên sắp xếp và lựa chọn ra những mục quan trọng trong website của bạn để ở bất cứ đâu người dùng vẫn tới được những nơi quan trọng đó.
24. Tối ưu trang báo lỗi 404: Nếu khi người dùng vô tình tới những liên kết không có trên trang, hoặc nội dung trang đó đã bị xóa thì bạn nên báo cho người dùng biết
25. Tránh spam từ khóa:
26. Tránh giấu link
Một vài ý kiến theo hiểu biết của cá nhân, nếu có gì sai sót mang bạn để lại nhận xét để mình sửa đổi và bổ sung để bài viết chất lượng hơn
Đang tiếp tục cập nhật những tiêu chí khác ở phần tiếp theo, mời bạn chờ đọc
Chúc bạn vui vẽ!