Chào đời 2004, Facebook hiện là mạng xã hội lớn nhất thế giới với 1,3 tỷ người dùng. Trong đó, Mỹ, Brazil, Ấn Độ là ba trong số những quốc gia có đông cư dân Facebook nhất.
Chào đời 2004, Facebook hiện là mạng xã hội lớn nhất thế giới với 1,3 tỷ người dùng. Trong đó, Mỹ, Brazil, Ấn Độ là ba trong số những quốc gia có đông cư dân Facebook nhất.
Số liệu cập nhật: 04/05/2014
1. Mỹ
Số người dùng: 165 triệu
Mỹ, quê hương của Facebook, là nơi có lượng người dùng mạng xã hội này đông nhất thế giới. Các bang có nhiều người dùng Facebook nhất tại Mỹ là California, Texas, New York, Florida và Illinois.
2. Brazil
Số người dùng: 65,6 triệu
Thậm chí ở giữa rừng Amazon, tại quốc gia mà thức ăn chế biến và nước uống được coi là điều xa xỉ, Facebookcũng tồn tại. Trong vài năm qua, lượng người dùng Facebook tại Brazil tăng hơn 208%. Đây cũng là quốc gia có số người dùng Facebook đông thứ 2 thế giới, sau Mỹ.
3. Ấn Độ
Số người dùng: 61,7 triệu
Ước tính, tới năm 2015, Ấn Độ sẽ là nước có lượng người dùng Facebook đông nhất thế giới. Hiện số người dùng Facebook tại nước này tăng 22% mỗi 6 tháng. Năm 2010, Facebook mở văn phòng tại thành phốHyderabad, trở thành trung tâm công nghệ cao ở Ấn Độ.
4. Indonesia
Số người dùng: 48,8 triệu
Dù có lượng người dùng Internet và tốc độ mạng chậm, Indonesia lại là một trong những quốc gia có số người dùng Facebook đông nhất thế giới. Năm 2008, lượng người dùng mạng xã hội này tại Indonesia tăng 648%. Với hơn 13.000 hòn đảo, việc liên lạc với gia đình và bạn bè tại Indonesia trở nên khó khăn, vì vậy Facebook là mạng xã hội lý tưởng để kết nối với nhau bất chấp việc nhiều người thậm chí phải ra quán café để dùng Internet.
5. Mexico
Số người dùng: 39,8 triệu
Là quốc gia có lượng người dùng Facebook đông thứ 5 trên thế giới, Mexico cũng là một trong những nước đầu tiên có biện pháp giám sát mạng xã hội này. Nhiều nguồn tin cho rằng tội phạm sử dụng các mạng xã hội nhưFacebook hoặc Twitter để sắp xếp các hành vi phạm pháp như bắt cóc, buôn bán ma túy... Chúng thực hiện điều này một cách tinh vi bằng cách đăng những bài thơ hoặc bài lời bài hát có ẩn ý.
6. Anh Quốc
Số người dùng: 34 triệu
Với tổng cộng 63 triệu dân, Anh có lượng người dùng Facebook chiếm hơn 50% dân số. Thậm chí, nghị viện Anh cũng có trang Facebook. Phần lớn người dùng mạng xã hội này tại Anh là phụ nữ nằm trong độ tuổi từ 18-34. Nhiều người trong số này truy cập Facebook vào buổi sáng và thậm chí trước khi đi tắm.
7. Thổ Nhĩ Kỳ
Số người dùng: 32,56 triệu
Con số này có thể sẽ không tồn tại lâu bởi Facebook nằm trong danh sách những trang web sẽ bị chặn tại Thổ Nhĩ Kỳ sau quyết định của thủ tướng Recep Tayyip Erdogan. Có nguồn tin cho biết công dân nước này đã bắt đầu không thể truy cập Facebook trong vài tuần qua.
8. Philippines
Số người dùng: 30,2 triệu
43% người dùng Facebook tại Philippines là nam giới và phần lớn nằm trong độ tuổi từ 18 - 24. Điều khiến Phillippines có lượng người dùng Facebook đông đảo là mạng xã hội này miễn phí tải dung lượng dữ liệu khi truy cập cho mọi công dân Phillippines trong 3 tháng. Mục đích của việc này là thúc đẩy lượng người dùng châu Á sử dụng Facebook. Mạng xã hội này lập quan hệ đối tác với nhà mạng Globe Telecom để đưa ra chương trình ưu đãi này.
9. Pháp
Số người dùng: 25,26 triệu
Điều thú vị là dù có lượng người dùng đông thứ 9 trên thế giới, có thời điểm, việc nhắc tới từ “Facebook” trên các phương tiện truyền thông Pháp là phạm pháp. Đây là nỗ lực nhằm ngăn chặn quảng cáo gian lận và bảo vệ truyền thông Pháp khỏi những từ tiếng Anh. Nhưng điều giới lãnh đạo Pháp không nhận ra là những trang web nhưFacebook đã trở thành một phần của ngôn ngữ hàng ngày, đến mức đôi khi gần như không thể dùng từ khác đểthay thế. Những ngăn chặn của chính quyền cũng không cản được người Pháp tiếp tục truy cập Facebook hàng ngày và đây trở thành công cụ quảng cáo hiệu quả tại nước này.
10. Đức
Số người dùng: 25,2 triệu
Năm 2011, một thanh niên tại thành phố Hamburg đã tổ chức sinh nhật lần thứ 16 của mình với sự hiện diện và giúp đỡ của hơn 1.600 người trong danh sách bạn bè Facebook. Sau bữa tiệc, nhiều người đã bị cảnh sát bắt giữ bởi căn nhà của thanh niên trên và hàng xóm trên bị phá hoại nặng. Mới đây, người dùng Facebook tại Đức nổ ra cuộc chiến tranh luận về cải tiến mới nhất của phần mềm nhận diện khuôn mặt. Nhiều người cho rằng đây là sự xâm phạm quyền riêng tư.