Theo một báo cáo của nhà cung cấp công nghệ và dịch vụ liên lạc Ericsson có tên Ericsson Mobility Report đã đưa ra bảng xếp hạng mức độ truyền tải dữ liệu trên mạng di động của các nước khu vực Đông Nam Á (ĐNA). Việt Nam đứng chót bảng, Singapore đứng đầu
Theo một báo cáo của nhà cung cấp công nghệ và dịch vụ liên lạc Ericsson có tên Ericsson Mobility Report đã đưa ra bảng xếp hạng mức độ truyền tải dữ liệu trên mạng di động của các nước khu vực Đông Nam Á (ĐNA). Việt Nam đứng chót bảng, Singapore đứng đầu.
Trong những năm vừa qua, các nhà mạng Việt Nam đã nỗ lực cải tiến về chất lượng dịch vụ nhưng cho đến thời điểm này, về lĩnh vực truyền tải mạng dữ liệu di động Việt Nam vẫn đang nằm ở mức rất thấp.
Người dùng Việt Nam hằng ngày vẫn được nghe nhà mạng rao rêu những chương trình khuyến mại hấp dẫn, những gói tốc độ cao.... bằng nhiều tin nhắn ngã mùi lừa đảo thế nhưng họ không được đáp ứng đúng như nội dung quảng cáo đó.
Báo cáo có tên Ericsson Mobility Report xếp hạng Singapore trước các quốc gia Úc, Thái Lan với thứ hạng lần lượt là thứ 2 và thứ 3. Việt Nam đứng cuối trong danh sách 9 quốc gia được khảo sát tại khu vực này.
Tốc độ tải xuống trung bình tại Úc là 11.190kbps và tại Thái Lan là 2.380kbps. Điều đó có nghĩa là tại Singapore và Úc, tốc độ dữ liệu di động đủ cho người sử dụng dùng các ứng dụng ngốn nhiều dữ liệu ví dụ như stream video. Thoại video cũng có chất lượng tốt ở các quốc gia này. Tuy nhiên, tại Thái Lan, người sử dụng vẫn gặp phải các vấn đề liên quan đến giật, lag khi sử dụng những ứng dụng này.
Tốc độ dữ liệu di động trung bình tại Singapore nhanh hơn tại Hàn Quốc, nơi có tốc độ dữ liệu trung bình dưới 10.000kbps, còn tại Nhật Bản, tốc độ này là dưới 5.000kbps.
Trong khi đó, tốc độ dữ liệu di động tại Việt Nam, theo báo cáo này, chỉ là 160kbps, tức là còn thua khá xa so với đất nước đứng áp chót là Myanmar với tốc độ 620kpbs.
Trong phần Network Performance (Hiệu năng mạng), đồ thị mô tả “Khả năng sử dụng ứng dụng dựa trên tốc độ vùng biên tải xuống thực” (App Coverage based on cell-edge downlink throughput) cũng cho thấy Việt Nam đứng cuối trong các nước được khảo sát ở khu vực. Với tốc độ này, người dùng dữ liệu di động chỉ có thể thể sử dụng tốt các dịch vụ nhắn tin thoại với tốc độ yêu cầu tối thiểu là 12,5kbps, nhưng không thể dùng tốt các ứng dụng như stream nhạc với tốc độ yêu cầu tối thiểu là 160 kpbs (tải lên và tải xuống), chưa nói gì đến việc dùng các ứng dụng như thoại video đòi hỏi tốc độ 600kpbs (tải lên và tải xuống), stream video 720kpbs (tải xuống), và stream video HD 720 P cần tốc độ lên tới 2.000kpbs (tải xuống).
Đồ thị: Khả năng sử dụng ứng dụng dựa trên tốc độ vùng biên tải xuống thực
Đồ thị mô tả: Tốc độ tải thực trung bình (kbps)
Đồ thị mô tả: Tốc độ tải thực đỉnh (kpbs)
Tuy nhiên, Việt Nam cũng nhận được một số đánh giá khả quan trong phần tăng trưởng thuê bao. Việt Nam là một trong số 10 quốc gia có số lượng thuê bao di động tăng trưởng nhanh nhất thế giới với thêm 2 triệu thuê bao mới, bằng với số thuê bao tăng trưởng thêm của Bangladesh và Công Gô.
(Đồ thị: Tăng trưởng thuê bao tại khu vực Đông Nam Á và châu Đại Dương)
Báo cáo cũng nhấn mạnh xu hướng sử dụng các ứng dụng smartphone tại các quốc gia trong khu vực. Ví dụ như tại Singapore và Malaysia, ứng dụng nhắn tin WhatsApp là ứng dụng phổ biến nhất trên di động, trong khi đó tại Thái Lan và Indonesia, người sử dụng lại thích dùng các dịch vụ nhắn tin Line và BlackBerry Messenger hơn. Việt Nam không được nhắc đến trong phần khảo sát này.
Những phân tích này dựa trên dữ liệu thu thập được bằng trang Speedtest.net của Ookala. Đây là một công cụ dành cho người sử dụng, được dùng để kiểm tra tốc độ kết nối internet. Báo cáo được xuất bản vào tháng 6/2015 này không chỉ rõ có bao nhiêu người đã tham gia vào cuộc khảo sát.
Nguồn: ITCNews