Những lưu ý cần thiết khi thiết kế và vận hành website bán hàng

Endy Hoàng
Đăng bởi
Endy Hoàng
  5,926
Sở hữu một website bán hàng thì không có gì khó khăn. Tuy nhiên, làm thế nào để có một website bán hàng "tốt" và mang lại hiệu quả cao lại là một vấn đề không dễ. Đây là một vấn nạn của nhiều chủ sở hữu website hiện nay đang mắc phải.

Sau đây là 10 lưu ý cần thiết để bắt đầu thiết kế và sở hữu một website bán hàng hiệu quả. Tất nhiên là có hơn 10 điều dưới mà bạn cần lưu ý nhưng tôi sẽ đưa ra 10 điều mà mình xem là quan trong nhất mà hiện nay các website đạt hoạt động gặp phải.

1. Lựa chọn công ty thiết kế website

Có rất nhiều kênh bán hàng trực tuyến có thể giúp bạn bán hàng hiệu quả nhưng nếu có điều kiện hoặc về lâu dài bạn nên sở hữu một website bán hàng riêng cho công ty mình. Website cũng như bất kỳ sản phẩm nào khác, cũng có giá cao và giá thấp. Tất nhiên, nếu cùng một sản phẩm, một chất lượng thì ai cũng thích giá rẻ hơn. Nhưng hãy cận thận tìm hiểu về các công ty thiết kế website rẻ, hãy xem các thông tin liên quan đến công ty chính xác không, công ty thành lập được bao lâu, số dự án đã làm....

Tại sao chọn IT Express?

 Sử dụng công nghệ mới nhất, cập nhật thay đổi của xu hướng, kinh nghiệp trên nhiều dự án:

     - Sử dụng công nghệ Asp.net,html5, css3

     - Hiển thị tốt trên mọi loại màn hình (Thiết kế dạng Responsive)

     - Hổ trợ SEO tốt nhất: Chuẩn hóa các thẻ title, meta, keywork, cung cấp cho các bộ máy tìm kiếm, mạng xã hội...

     - Thời gian làm việc nhanh.

     - Hổ trợ 24/7/365 (trọn đời)

     - Nhiệt tình, tâm huyết với những sản phẩm của mình tạo ra

      - Xem các mẫu website tại IT Express

       Mr Hoàn: 0934 816 678 - 0988 337 505, info@itexpressvn.com hoặc chát trực tiếp từ website này

Chúng tôi tin rằng với kinh nghiệm trên nhiều dự án, tinh thần nhiệt huyết, đam mê, tinh thần trách nhiệm cao sẽ mang lại cho Quý khách một dự án tốt và hoạt động hiệu quả nhất

2. Diện mạo website.

Trước tiên, hãy tìm hiểu những website cùng lĩnh vực mà bên mình muốn kinh doanh xem họ làm như thế nào. Dựa trên website đó mình sẽ cần thêm phần nào, bỏ phần nào cho hợp lý.

Tiếp đến, chọn một tông màu, logo thương hiệu riêng để dễ nhận diện.

Ngoài ra, bạn hãy nhờ bên đơn vị thiết kế website tư vấn thêm hoặc xin họ cho xem những mẫu tương tự.

Nhưng nếu bạn không biết nên làm như thế nào. Đừng lo, hãy liên hệ với bên thiết kế website họ sẽ tư vấn cho bạn nên làm như thế nào cho phù hợp.

Xem các mẫu website của IT Express tại đây

Giao diện website bán hàng chiemshop.com

(Giao diện website bán hàng chiemshop.com)

3. Tính năng thanh toán.

Hiện nay, các website bán hàng ở Việt Nam đang đa số sử dụng hình thức thanh toán khi nhận hàng hay còn gọi là COD (chữ viết tắt tiếng anh: Cash To Delivery tạm dịch: thanh toán khi nhận hàng). Nhưng chúng ta đã biết, công nghệ đang phát triển và hướng đến một nền kinh tế không tiền mặt. Nên website của bạn nên có tính năng tích hợp thanh toán online và tất nhiên là chi phí thiết kế website cũng sẽ lơn hơn. Một số tính năng thanh toán trực tuyến hiện nay như: Thanh toán trực tuyến bằng thẻ ATM, thanh toán qua ví điện tử, thanh toán qua các cổng thanh toán trực tuyến (VNPay, 123Pay, VTCPay, Smartlink, OnePay, Senpay, Quốc tế thì có Payoo, Paypal)

Tính năng thanh toán trên website bán hàng

Tính năng thanh toán trên website bán hàng - chiemshop.com

4. Thiết lập và duy trì chăm sóc khách hàng hiệu quả

Để doanh nghiệp tiếp cận và tương tác với khách hàng một cách có hệ thống và hiệu quả, bạn có thể chọn một công cụ quản trị quan hệ khách hàng (CRM). 

Các thông tin của khách hàng sẽ được cập nhật và được lưu trữ trong hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu bao gồm: thông tin liên lạc của khách hàng, mua sắm gần đây, khiếu nại, lệnh chờ... Nhờ một công cụ dò tìm dữ liệu đặc biệt, doanh nghiệp có thể phân tích, hình thành danh sách khách hàng tiềm năng và lâu năm để đề ra những chiến lược chăm sóc khách hàng hợp lý. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể xử lý các vấn đề vướng mắc, khiếu nại của khách hàng, hay việc đổi trả sản phẩm một cách nhanh chóng và hiệu quả. 

Heather Peterson - người sáng lập của Girl Charlee, một nhà bán lẻ trực tuyến tại Signal Hill (California) gợi ý nên đăng ký một số điện thoại miễn phí dành riêng cho dịch vụ chăm sóc khách hàng, hoặc thiết lập một tài khoản trò chuyện trực tiếp như yahoo, skype,…. hay tích hợp các công cụ chát trực tiếp vào website. Điều đó cho phép khách liên hệ, phản hồi, tương tác với doanh nghiệp bất cứ khi nào có nhu cầu.

Tính năng chát hổ trợ trực tuyến trên website bán hàng

Tính năng chát hổ trợ trực tuyến trên website bán hàng

5. Tính phí vận chuyển ngay trên website

Phí vận chuyển là một phần trong đơn hàng mà khách hàng phải bỏ ra để nhận được món hàng đó. Hiện nay có nhiều công ty dịch vụ vận chuyển, bạn có thể hợp tác với những công ty đó để vận chuyển đó. Nhưng để đảm bảo thông tin khách hàng, giao hàng đúng thời hạn... thì phải tìm những công ty uy tín mà hợp tác hoặc có thể thuê shipper riêng.

Các website hiện nay đều cho phép tích hợp các công ty vận chuyển đó trực tiếp vào website của mình để tính ra phí vận chuyển của một đơn hàng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn đưa một chi phí vận chuyển phù hợp với đơn hàng hoặc miễn phí vận chuyển cho những đơn hàng có giá trị bao nhiêu đó (Trên một triệu chẳng hạn) thì website nên có tính năng cài đặt phí vận chuyển cho đơn hàng.

Chi phí vận chuyển trên website bán hàng

Chi phí vận chuyển trên website bán hàng

6. Đưa những hình ảnh tốt nhất về sản phẩm lên website.

Hiển nhiên, mua sắm online thông qua các cửa hàng trực tuyến không thể nhìn, sờ và cảm nhận trực tiếp, khách hàng tiếp cận sản phẩm  thông qua các hình ảnh cũng như nội dung bạn cung cấp. Việc bạn cần có một chiếc máy ảnh tốt, đầy đủ ánh sáng và một hình ảnh hiện thực nhất về sản phẩm trên cửa hàng trực tuyến của mình. Nếu bạn chỉ mải mê chỉnh sửa ảnh sao cho đẹp và mất đi tính thực tế của sản phẩm, bạn đang tự đánh mất uy tín của doanh nghiệp.

Hình ảnh chưa đủ, trên cửa hàng trực tuyến phải kèm nội dung giới thiệu sản phẩm một cách ngắn gọn, đầy đủ, chính xác và nhắm đúng nhu cầu. Đừng quên những thông số của sản phẩm kèm theo cũng như lời khuyên, tips sử dụng hữu ích nếu có.

Đưa hình ảnh tốt nhất của sản phẩm lên website

Đưa hình ảnh tốt nhất của sản phẩm lên website

7. Hiển thị đánh giá của khách hàng và chia sẻ lên mạng xã hội

Những đánh giá tích cực cũng như lượt chia sẻ trên mạng xã hội sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh và tăng cơ hội quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng. Tuy nhiên không tránh khỏi những nhận xét tiêu cực về cửa hàng trực tuyến cũng như sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp. Bạn có thể để chế độ duyệt trước khi công khai nhận xét của khách hàng, điều đó sẽ hạn chế tối đa những nhận xét xấu về cửa hàng cũng như sản phẩm mà bạn cung cấp.

8. Cách để bắt đầu thu hút người mua sắm

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ theo những câu hỏi phía trên: Bạn đã sẵn sàng để cửa hàng trực tuyến của mình đi vào hoạt động chính thức? Hãy cố gắng để trang web của bạn đạt độ phủ sóng rộng nhất có thể. Đó có thể là tạo liên kết đến các cửa hàng trên chính website của công ty bạn, những bài chia sẻ hữu ích trên các forum, hay sử dụng các email bản tin, tất cả sẽ tạo nên một khởi đầu tốt. Lời khuyên ở đây là đừng bỏ qua công cụ mạng xã hội như Facebook, Twitter, Pinterest và Youtube. Tạo tài khoản và bắt đầu xây dựng sự uy tín, gắn đường link cửa hàng trực tuyến của bạn trên đó và bạn sẽ có được những lượt truy cập đáng kể với chi phí thấp nhất.

Hoặc bạn có thế sử dụng SEO, đây là công cụ giúp cửa hàng trực tuyến của bạn có một thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm của Google, Bing và Yahoo. Điều này phụ thuộc vào nội dung bạn đã xây dựng.

9. Cách xử lý hàng tồn kho

Khi bạn kinh doanh, dù đó là với các cửa hàng trực tuyến hay kinh doanh truyền thống, bạn sẽ phải đối mặt với những tình huống bị trả lại hàng, hàng tồn kho. 

Phần mềm quản lý bán hàng như đã trình bày ở phần trước sẽ quản lý hiệu quả tồn kho cho bạn. Hệ thống tính toán sẽ nhanh chóng cho bạn con số doanh thu xác thực nhất cũng như thống kê số hàng tồn, báo cáo số lượng hàng bị  trả lại… Hệ thống thông tin khách hàng, giỏ hàng, giao dịch gần đây… sẽ cung cấp cho bạn những thông tin phản hồi về tình hình sản phẩm, lý do đổi trả… để có chiến lược xử lý.

10. Theo dõi hoạt động kinh doanh của cửa hàng

Bạn có thể làm điều này thông qua các công cụ có sẵn như Google Analytics. Tiện ích này sẽ giúp bạn thống kê lượt người truy cập, hiệu quả chạy quảng cáo, hay khách hàng quan tâm nhất sản phẩm nào trên website… Ngoài ra, bạn cũng có thể theo dõi tình trạng kinh doanh của bạn thông qua các báo cáo, thống kê từ phần mềm quản lý bán hàng. Từ những con số được cung cấp trên hệ thống

 

Bài viết cùng mục

Những bài viết dưới đây có thể bổ ích cho nội dung bạn vừa đọc ở trên. Hãy khám phá thêm.

Mục lục
Zalo messenger request