Các bước để bắt đầu seo một website hiệu quả

Endy Hoàng
Đăng bởi
Endy Hoàng
  10,071
Làm thế nào để một website hoạt động hiệu quả, SEO website là gì, làm thế nào để SEO một website hiệu quả. Sau đây là các bước giúp bạn xây dựng và SEO một website hiệu quả

Nếu lên mạng (Google, Yahoo, Bing...) để tìm một bài viết hướng dẫn về seo website thì bạn có hàng triệu kết quả tìm thấy. Nếu bạn chưa có một kiến thức cơ bản thật chắc về seo thì bạn sẽ bị xáo trộn bởi những tài liệu đó. Có rất nhiều tự đề hay hấp dẫn nhưng bạn không biết bắt đầu từ đâu và kết quả là không tốt lắm.

Tôi đã từng bội thực về kiến thức SEO nhưng lại không biết làm thế nào để SEO một website hiệu quả. Bài viết sau là dựa trên kinh nghiệm SEO website lâu năm tôi sẽ hướng dẫn bạn từng bước một theo trình tự để SEO một website hiệu quả

1, Phân tích Website và xây dựng website: Trước tiên bạn hãy đặt câu hỏi rằng: Bạn muốn website này đưa lại cho bạn những gì? Trả lời được câu hỏi đó rồi bạn hãy nghiên cứu xem bây giờ bạn cần xây dựng một website như thế, cấu trúc ra sao. Những nội dung website nào quan trọng hơn bạn cần ưu tiên. Khách hàng được gì khi vào website của bạn... tìm hiểu hết cả những điểm đó rồi bạn hãy lên một bản phác thảo về cấu trúc, nội dung, cách trình bày website của bạn rồi tiến hành xây dựng nếu có. 

Trong trường hợp bạn đã có website? Cũng thế, bạn hãy thay đổi tất cả những gì cần và có thể thay đổi được để nhắm tới công việc website bạn cần làm. Đừng ngần ngại mà không xóa những thứ không giúp gì cho mục đích website của bạn!

Tôi lấy VD thế này: Bạn đang có một website phục vụ cho việc bán hàng trực tuyến. Hàng của bạn là quần áo cho tuổi teen. Vậy thì cớ sao bạn lại thu hút khách hàng là các ông già, bà già, bà bầu... vào website của bạn làm gì trong khi bạn không lo lôi kéo khách hàng là tuổi teen vào website của bạn trước?

2, Nghiên cứu từ khóa: Để có thể tìm ra những từ khóa mà khách hàng sẽ tìm kiếm. Hãy nghiên cứu những từ khóa tiềm năng mức độ cạnh tranh ít mà khách hàng sẽ lựa chọn để tìm kiếm. Thay vì lựa chọn những từ khóa ngắn có mức độ cạnh tranh cao. Ví dụ: thay vì lựa chọn từ khóa “ao so mi” bạn có thể lựa chọn từ khóa “ao so mi dep” hay “ao so mi tai hcm” v.v..

3, Đánh giá sự cạnh tranh: Kiểm tra trong Top 10 có Website nào mình có thể vượt qua (vượt lên để cướp vị trí của họ). Công việc này cần có chút kinh nghiệm và thời gian. Bạn sẽ không thể đánh giá chính xác ngay lần đầu thực hiện.

4, Tối ưu hóa Website: Kiểm tra những yếu tố tác động tới thứ hạng Website xem đã tối ưu hay chưa. Có rất nhiều những yếu tố như Title, Description, ALT, v.v.. (Nếu website chưa đạt chuẩn bạn có thể yêu cầu bên thiết kế website khắc phục. Trong trường hợp có thể phải bỏ website củ đi vì nó quá củ về công nghệ nên không đạt hiệu quả cho seo)

5, Submit Website: Đưa Website lên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing, MSN, v.v.. Mặc dù người dùng Việt Nam chủ yếu sử dụng bộ máy tìm kiếm của google (tức là google.com hoặc google.com.vn) nhưng bạn cũng nên đưa website của bạn lên các bộ máy tìm kiếm khác như Yahoo, Bing,... Vì có thể một ít người dùng Việt Nam vẫn dùng những bộ máy đó để tìm kiếm.

6, Xây dựng liên kết: Tạo mạng lưới backlink lớn và uy tín. Việc Google hay bộ máy tìm kiếm nào đưa ra một kết quả tìm kiếm đều dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, việc tạo một mạng lưới backlink tốt sẽ đóng vai trò lớn để các bộ máy tìm kiếm tìm đến website của bạn dễ hơn. Hơn nữa, không phải 100% khách hàng đều đến từ Google, Yahoo, Bing... mà có thể thông qua nhiều kênh khác nhau.

     Tạo backlink thế nào? Bạn có chia sẽ lên các diễn đàn mà đối tượng khách hàng của bạn ghé thăm nhiều, có thể là bỏ vào sau chữ ký hoặc trao đổi link với họ hoặc thậm chí có thể mua từ những trang uy tín.

7, Kiểm tra hiệu quả: Hiệu quả ở đây không đơn thuần là thứ hạng website trên Google, Yahoo, Bing... mà hiệu quả ở đây còn phải xem có bao nhiêu khách hàng truy cập website của bạn, bao nhiêu khách hàng có thể sử dụng dịch vụ sản phẩm của bạn, và bao nhiêu khách hàng đã sử dụng dịch vụ sản phẩm của bạn. 

     Tôi lấy VD thế này: Sau khi SEO website lượng khách hàng của bạn tăng lên gấp 5 lần tức là có khoảng 500 khách thăm viếng hàng ngày nhưng số lượng đơn hàng không tăng hơn hoặc chỉ tăng một ít. Hiểu một cách đơn giản thế này bạn không cần 100.000 lượt view mà chỉ được 1 đơn hàng/ngày. Mà bạn chỉ cần 100 đơn hàng mà có thể chỉ cần 10.000 lượt khách thăm viếng. Nói thật, mình là dân kỷ thuật nên số lượng khách truy cập nhiều mà doanh thu không tăng thì bạn đang thất bại vì đơn giản bạn phải bổ thêm chi phí để duy trì hosting (tăng lượng băng thông cho website)

8, Thực hiện SEO vòng: SEO là 1 quá trình lặp đi lặp lại của việc “thử – sửa – thử – sửa” quá trình này lặp đi lặp lại nhiều lần tới khi nào kết quả thu được làm bạn hài lòng. Vì đơn giản chúng ta chỉ có thể đoán thuật toán của Google chứ không thể nắm chắc thuật toán xếp hạng này. Hơn nữa Google, Yahoo, Bing... đều luôn luôn thay đổi thuật toán tìm kiếm của mình để hiệu quả hơn.

9, Giữ chân khách hàng: Điều này rất quan trọng. Khi bạn SEO website tức là bạn đang khai thác một lượng khách hàng mới khi họ chưa biết tới website của bạn. Tuy nhiên, trong quá trình seo website bạn phải biết cách giữ chân được họ như thế hiệu quả mới bền vững.

     Tôi lấy VD thế này:  Một số website cố gắng câu khách hàng bằng lượng popup, tạo tin sock, hình ảnh khác biệt... nhưng khi họ vào website thì không nhận được những nội dung như mong đợi. Chỉ cần một vài lần như thế thì dù sau này họ tìm thấy được nội dung tìm kiếm trên Google, Yahoo, Bing... thì cũng bỏ qua (Skip) website của bạn. Ngược lại, bạn phải cho người dùng cảm giác họ muốn ghi nhớ website của bạn về thông tin họ cần.

Trên đây là sơ lược những bước bạn cần làm trong quá trình seo website. Còn rất nhiều điểm khác bạn cần quan tâm tới nữa, tuy nhiên với những điểm trên đây nếu bạn làm đúng thì chắc chắn website của bạn sẽ mang lại hiệu quả nhiều hơn.

Thiết kế website chuẩn SEO

Liên hệ 0934 816 678 - 0988 337 505

eMail: info@itexpressvn.com để được tư vấn.

Web:https://itexpress.vn, itexpressvn.com, iwebs.vn

Bài viết cùng mục

Những bài viết dưới đây có thể bổ ích cho nội dung bạn vừa đọc ở trên. Hãy khám phá thêm.

Mục lục
Zalo messenger request