Thương mại điện tử là gì? Mô hình, đặc kiểm, lợi ích và những khó khăn TMĐT tại Việt Nam

Endy Hoàng
Đăng bởi
Endy Hoàng
  21,166
Khái niệm về Thương mại điện tử (TMĐT) là gì, có những mô hình TMĐT nào, đặc điểm, những lợi ích và khó khăn khi hoạt động TMĐT tại Việt Nam như thế nào?

Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, internet nói đóng một vai trò rất lớn vào sự phát triển nền kinh tế thế giới. Việt Nam muốn phát triển cũng không thể đứng ngoài cuộc cách mạng đó (Cách mạng CN 4.0). Một trong những lợi ích internet mang lại đó là ngành TMĐT.

1. Vậy thương mại điện tử (TMĐT) là gì?

Hiểu về TMĐT một cách đơn giản theo hình dưới

Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử là gì?

Nghĩa là: Thương mại sẽ được công nghệ hóa và đưa lên môi trường internet. Thay vì trước đây việc giao dịch mua bán sẽ diễn ra ngoài đời thực thì bây giao dịch đó sẽ diễn ra trên môi trường internet qua nền tảng hoặc website bán hàng (còn gọi là website tmđt).

2. Đặc điểm của thương mại điện tử

Thương mại điện tử hiện nay được cụ thể hóa là các sàn giao dịch thương mại điện tử vì thế nó có những đặc điểm sau:

– Thương mại điện tử cho phép chúng ta có sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm, thông tin và tiền tệ thông qua mạng internet hoặc các phương tiện điện tử khác có kết nối mạng

– Thương mại điện tử có khả năng cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả đối vối các quá trình sản xuất kinh doanh hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức hiện nay

– Thương mại điện tử có thể áp dụng ngay vào các ngành dịch vụ khác như chính phủ điện tử, đào tạo trực tuyến, du lịch,…

– Khi công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật phát triển, khả năng liên kết và chia sẻ thông tin giữa doanh nghiệp, nhà cung cấp, nhà phân phối và khách hàng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, bán hàng

– Có sự phân biệt tuyệt đối giữa thương mại điện tử và kinh doanh điện tử hay kinh doanh online: Thương mại điện tử tập trung vào mua bán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thông tin qua các mạng, các phương tiện điện tử và Internet. Kinh doanh điện tử tập trung vào sự phối hợp các doanh nghiệp, đối tác, khách hàng và tổ chức các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp.

– Sự phát triển của thương mại điện tử gắn liền với và có sự tác động qua lại với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông. Cũng nhờ sự sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà thương mại điện tử có cơ hội ra đời và phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển của thương mại điện tử cung thúc đẩy và gợi mở nhiều lĩnh vực của công nghệ thông tin như phần cứng và phần mềm chuyên dùng cho các ứng dụng thương mại điện tử, thanh toán điện tử

3. Hình thức của thương mại điện tử

Các hình thức thương mại điện tử cũng là biểu hiện cho các mô hình kinh doanh thương mại ở Việt Nam. Trong đó, các đối tượng tham gia chính của thương mại điện tử là: Chính phủ (G), Doanh nghiệp (B), Khách hàng cá nhân (C). Từ đó, thương mại điện tử được chia thành các hình thức chủ yếu sau:

– B2B (Business To Business: Là thương mại giữ các doanh nghiệp với nhau)

– B2C (Business To Customer: Là thương giữa doanh nghiệp với khách hàng: Doanh nghiệp bán, khách hàng lẽ mua hàng)

– B2G (Business To Government: giao dịch giữ doanh nghiệp với chính phủ)

– C2C (Customer To Customer: giao dịch giữ các khách hàng lẽ với nhau)

– C2G (Customer To Government: giao dịch giữ khách hàng với chính phủ)

– G2G (Government To Government: giao dịch giữ các chỉnh phủ với nhau)

Hiện nay tại việt nam đang phổ biến các mô hình TMĐT : B2B, B2C, C2C

4. Lợi ích thương mại điện tử là gì?

4.1. Lợi ích của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp

– Mở rộng thị trường với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với các hình thức thương mại truyền thống

– Quảng bá thông tin và tiếp thị cho một thị trường toàn cầu với chi phí cực thấp: Giảm chi phí giấy tờ, chi phí quản lý hành chính, chi phí đăng ký kinh doanh,…

– Cải thiện hệ thống phân phối, giảm lượng hàng lưu kho, và độ trễ trong phân phối hàng hóa, làm tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường nhờ sự phát triển của mạng Internet toàn cầu

– Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn, có thể cập nhật và cung cấp thông tin về sản phảm, báo giá cho đối tượng khách hàng cực kỳ nhanh chóng, tạo điều kiện mua hàng trực tiếp từ trên mạng

– Thiết lập củng cố quan hệ đối tác

– Tăng doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp

– Tạo lợi thế cạnh trtanh qua việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ

– Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, các công việc giấy tờ, tăng hiệu quả giao dịch thương mại

– Thông tin giá cả, hình ảnh sản phẩm được cập nhật, thay đổi một cách tức thời theo sự biến đổi của thị trường

– Thương mại điện tử chính là cơ hội giúp doanh nghiệp ở Việt Nam tăng lợi thế cạnh tranh của mình trước thềm hội nhập kinh tế thế giới.

4.2. Lợi ích của thương mại điện tử đối với người tiêu dùng

– Loại bỏ những trở ngại về không gian và thười gian: Khách hàng có thể tham gia vào các sàn đấu giá trực tuyến, mua bán và tìm kiếm các hàng hóa, dịch vụ mà mình đang quan tâm mọi lúc, mọi nơi

– Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Người mua hàng có thể tiếp cận cùng một lúc nhiều nhà cung cấp

– Khách hàng có cơ hội mua sản phẩm và dịch vụ trực tuyến từ nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp

– Khách hàng có thể mua được giá sản phẩm thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cũng cấp, nhà bán hàng một cách thuận tiện hơn từ đó tìm giá cả phù hợp

– Thông tin trên sàn thương mại điện tử phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng thông qua các công cụ tìm kiếm kèm theo hình ảnh và âm thanh chân thực hơn

– Khách hàng giờ đây có thể được hưởng nhiều lợi ích từ cộng đồng trực tuyến: Môi trường kinh doanh điện tử cho phép người tham gia có thể phối hợp, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả, nhanh chóng

4.3. Lợi ích của thương mại điện tử đối với xã hội

– Tạo ra một loại hình kinh doanh mới trên thị trường

– Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá. Do đó khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức sống của mọi người

– Thương mại điện tử có tác động mạnh mẽ với các nước kém phát triển: Những nước kém phát triển có thể tiếp cận được với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet. Đồng thời tạo ra các cơ hội học hỏi, tiếp thu các kinh nghiệm từ các nước tiên tiến

– Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế tri thức: Thương mại điện tử kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin, khai phá dữ liệu và phát hiện tri thức

– Dịch vụ mau sắm hàng hóa được cung cấp thuận tiện hơn, tạo động lực cải cách cho cơ quan nhà nước

5. Hạn chế của thương mại điện tử là gì?

5.1. Sự thay đổi của môi trường kinh doanh

– Thương mại điện tử chịu tác động của môi trường kinh tế trong và ngoài nước, như tình hình phát triển quốc gia, các chính sách kinh tế, tài chính hoặc môi trường pháp luật, văn hóa, xã hội.

– Đồng thời, thương mại điện tử còn phải chịu thêm tác động rất lớn bởi sự thay đổi công nghệ. Người mua và người bán tiếp xúc trực tiếp thông qua các sàn thương mại điện tử và mạng Internet. Do vậy, tham gia thương mại điện tử đòi hỏi con người phải có trình độ, hiểu biết về sử dụng và làm chủ hoạt động kinh doanh của mình

5.2. Chi phí đầu tư chưa cao cho công nghệ

– Thương mại điện tử phụ thuộc vào mạng viễn thông và công nghệ thông tin. Công nghệ càng phát triển, thương mại điện tử càng có cơ hội phát triển, tạo ra những dịch vụ mới, nhưng đồng thời cũng nảy sinh những vấn đề là làm tăng chi phí đầu tư công nghệ. Thực tế,ở Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải vượt qua nhiều rảo cản để có thể ứng dụng công nghệ thông tin như: chi phí công nghệ thông tin cao, thiếu sự tương ứng giữa cung cầu công nghệ thông tin, thiếu đối tác, khách hàng và nhà cung ứng….

– Tỷ lệ chi phí đầu tư cao khiến các doanh nghiệp rất ít dám đầu tư toàn diện, nếu có đầu tư cũng không theo đuổi được lâu dài, vì ngoài chi phí đó ra, doanh nghiệp phải chi rất nhiều chi phí khác. Hơn nữa, công nghệ thay đổi nhanh chóng cùng với tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật làm cho người sử dụng phải không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức sử dụng công nghệ hiện đại

5.3. Khung pháp lý chưa hoàn thiện

Thương mại điện tử muốn phát triển hiện nay cần đòi hỏi các quốc gia và đặc biệt là Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình trong lĩnh vực thương mại điện tử bao gồm rất nhiều văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực.

6. Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử ở Việt Nam

6.1. Mô hình B2B

B2B (Business to Business): được hiểu là Thương mại điện tử giữa (TMĐT) các doanh nghiệp, là mối quan hệ mua bán giữa các doanh nghiệp với nhau. Mô hình này chiếm tới trên 80% doanh số TMĐT trên toàn cầu.

Mô hình kinh doanh thương mai điện tử là gì? Và các yếu tố phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
Mô hình B2B chiếm tới trên 80% doanh số TMĐT trên toàn cầu. 
Mô hình B2B được rất nhiều doanh nghiệp ưa chuộng bởi những lợi ích của nó như giảm chi phí về việc nghiên cứu thị trường, marketing hiệu quả, độ nhận diện cao, tăng cơ hội hợp tác giữa nhiều doanh nghiệp với nhau, tạo ra một thị trường đa dạng mặt hàng và các bên tham giá. Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua hệ thống này. Mô hình này đã giúp hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp trong việc kinh doanh nhất là kinh doanh quốc tế.

Có 4 mô hình B2B thường gặp là:

  • Mô hình B2B chủ yếu thiên về bên mua
  • Mô hình B2B chủ yếu thiên về bên bán
  • Mô hình B2B dạng trung gian
  • Loại hình thương mại hợp tác

Mô hình tmđt B2C

Mô hình tmđt B2C

6.2. Mô hình B2C

B2C (Business to Customer): được hiểu là thương mại giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng, nói cách khác là việc mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng thông qua mạng internet.

Website TMĐT: là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng.

Sàn giao dịch TMĐT: là website TMĐT cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân (không phải chủ sở hữu website) tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.

Website khuyến mại trực tuyến: là website TMĐT do thương nhân, tổ chức thiết lập để thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác (ví dụ như website chia sẻ mã giảm giá, voucher…)

Website đấu giá trực tuyến: là website TMĐT cung cấp giải pháp cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân (không phải chủ sở hữu website) tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mình trên đó.

Ở nước ta, số lượng website TMĐT chiếm hơn 94% được xem là đại diện cho phần lớn các hoạt động thương mại trực tuyến. Các loại hình website còn lại chiếm tỉ trọng rất nhỏ, không đáng kể.

Một trong những công ty kinh doanh thành công trên thế giới theo mô hình này là Amazon.com, Best Buy, AliExpress… Ở Việt nam có Tiki, Shopee, Sendo…

Mô hình tmđt B2C

Mô hình tmđt B2C

6.3. Mô hình C2C

C2C (Consumer to Consumer hay Customer to Customer): được hiểu là TMĐT giữa các cá nhân và người tiêu dùng với nhau, không phải là doanh nghiệp. Đây là mô hình kinh doanh có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và ngày càng phổ biến. Cụ thể, đây là các Website bán đấu giá trực tuyến, rao vặt trên mạng.

Một số hoạt động của mô hình C2C:

Nổi tiếng nhất trong mô hình này là hoạt động đấu giá (mua hàng)

Giao dịch trao đổi (không sử dụng tiền tệ)

Giao dịch hỗ trợ (bảo trì, thanh toán trung gian…)

Bán tài sản ảo (điển hình nhất là game online)

Một trong những thương hiệu thành công nhất theo mô hình này là website đấu giá eBay. Việt nam có các website hoạt động theo mô hình C2C như vuoneden.com; giaodich24h.net; chotot.com;...

Bên cạnh đó, loại hình TMĐT M-eCommerce (Mua bán qua các thiết bị di động) hay TMĐT sử dụng tiền ảo cũng đã xuất hiện ở Việt nam. Trong đó M-Commerce được ứng dụng đa dạng trong nhiều loại hình TMĐT và ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Ngoài ra còn một số mô hình TMĐT khác nữa nhưng không phổ biến ở nước ta như mô hình B2G (Business to Government): TMĐT giữa doanh nghiệp và chính phủ (khối hành chính công). Loại hình này bao gồm việc sử dụng Internet cho mua bán công, thủ tục cấp phép và các hoạt động có liên quan tới chính phủ.

Gần đây, nhiều website của các nhà sản xuất hoặc phân phối lớn ở nước ta đã tích hợp nhiều chức năng để có thể bán hàng trực tuyến, giống như một trang TMĐT nhưng chuyên về một vài ngành hàng như Juno, Vascara…

Mô hình kinh doanh thương mai điện tử là gì? Và các yếu tố phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
Nhiều website của các nhà sản xuất hoặc phân phối lớn ở nước ta đã tích hợp nhiều chức năng để có thể bán hàng trực tuyến
Việc phân chia các mô hình thương mại điện tử mang nặng tính giáo trình. Các mô hình thương mại điện tử có thể đan xen, hòa quyện với nhau trong hoạt động của cá nhân, doanh nghiệp. Không nhất thiết phải tách bạch hay phân biệt mộ cách cứng nhắc. Trên thực tế, một doanh nghiệp hay cá đồng thời có thể áp dụng linh hoạt các mô hình nói trên vào hoạt động kinh doanh theo cách thức phù hợp nhất. Vì một doanh nghiệp hay cá nhân có thể vừa tiến hành bán sỉ và bán lẻ. Hoặc có thể sử dụng mô hình B2B làm đầu vào và mô hình B2C, C2C làm đầu ra…

Mô hình TMĐT C2C

Mô hình TMĐT C2C

7. Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam

– Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Sự yếu kém của hệ thống viễn thông (bao gồm mạng và các thiết bị kết nối mạng) tại các nước đang phát triển đã ảnh hưởng đến sức tăng trưởng của TMĐT trong các doanh nghiệp.

– Xây dựng lòng tin với các đối tác

Khi các cá nhân, doanh nghiệp được hoạt động trong môi trường pháp lý và tổ chức tốt, lòng tin của họ được củng cố, bởi vì quyền lợi của họ được pháp luật bảo vệ. Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng cần phải xây dựng lòng tin với các đối tác kinh doanh của mình.

– Luật pháp và chính sách

Thương mại điện tử phát triển và cạnh tranh cần phải xây dựng một hệ thống luật pháp độc lập. Những chính sách mà các doanh nghiệp cần lưu ý về thương mại điện tử

Các chính sách thuế không phân biệt trong môi trường trực tuyến;
Các chính sách về quyền tư nhân và bảo vệ người tiêu dùng;
Quản lý quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường trực tuyến;
Sử dụng công nghệ mã hóa và sự chấp nhận chứng thực trung gian, cũng như các điều luật về xác nhận;
Quyền lợi của các đối tác thương mại;
Chia sẻ rủi ro giữa các nhà cung cấp và các nhà cung cấp dịch vụ mạng;
Kiểm toán trực tuyến

– Nguồn nhân lực và vấn đề đào tạo

Các nước đang phát triển cần một số lượng lớn lao động chuyên môn cao để xây dựng các ứng dụng, cung cấp dịch vụ và phổ biến các kiến thức kỹ thuật về TMĐT.

Nguồn: tổng hợp từ Internet

Bài viết cùng mục

Những bài viết dưới đây có thể bổ ích cho nội dung bạn vừa đọc ở trên. Hãy khám phá thêm.

Mục lục
Zalo messenger request