Thực hư kiểm tra bảo mật tài khoản Facebook bằng bình luận 'BFF'?

Endy Hoàng
Đăng bởi
Endy Hoàng
  4,455
BFF là từ viết tắt tiếng anh "best friend forever" được Facebook sử dụng như một từ khóa đặc biệt có thể tạo màu, và hiệu ứng 2 bàn tay lồng vào nhau để thể hiện tình bạn mãi mãi. Mấy ngày qua, một số người dùng facebook trong nước đã sử dụng chiêu trò này để câu bình luận, số khác thì vô tình hiểu đó là sự thật đã bình luận và share

Chiêu trò này xẩy ra khi báo chí quốc tế cũng như trong nước đưa tin vụ bê bối để lộ tới 50 triệu tài khoản người dùng facebook (hay nói chính xác hơn là Facebook mất tầm kiểm soát sau khi thông tin người dùng (khách hàng) đến với bên thứ 3). Người dùng nước ngoài thì kêu gọi nhau sử dụng từ khóa #DeleteFacebook trên các trang mạng xã hội khác như twitter để kêu gọi nhau xóa tài khoản Facebook nhằm phản ứng về vụ bê bối trên. Trong khi đó người dùng trong nước lại rủ nhau bình luận từ khóa BFF để kiểm tra mức độ bảo mật của tài khoản, vô hình dung rủ nhau sử dụng facebook nhiều hơn.

 

Xin nói rõ cho các bạn về từ khóa BFF như sau:

BFF là từ viết tắt tiếng anh "Best Friend Forever" được Facebook sử dụng như một từ khóa đặc biệt có thể tạo màu, và hiệu ứng 2 bàn tay lòng vào nhau để thể hiện tình bạn mãi mãi (vĩnh cửu). Đây là một tính năng mới nên khi bình luận những tài khoản nào đã được cập nhật tính năng mới này sẽ được áp dụng (biến thành màu xanh, và có hiệu ứng 2 bàn tay...), còn tài khoản nào chữ vẫn bình thường (màu đen) và không có hiệu ứng gì là do tài khoản chưa được cập nhật tính năng mới này

Xem video mình demo 2 tài khoản khác nhau  khi bình luận với từ khóa "BFF" dưới đây

Thực tế, từ khoá BFF chỉ là một trong nhiều từ khoá đặc biệt mà Facebook áp dụng. Đi kèm với màu sắc và font chữ thay đổi là những hiệu ứng đặc biệt khi bấm vào. Trước đây, trên Facebook xuất hiện một số từ khoá tương tự như "xoxo", "chúc mừng"...

Một số người đã lợi dụng vào tính năng mới này để "nghỉ ra cách lừa bịp" mà thu hút bình luận, lượt chia sẽ... mục đích cho page của họ được nhiều người biết đến, mức độ tương tác cao... nhằm múc đích khác như bán hàng, nỗi tiếng....

Những chiêu trò này cũng không mới mẽ gì đối với người dùng Việt Nam, nhưng mỗi giai đoạn có những cách biến hóa và hoàn cảnh khác nhau nên vẫn rất nhiều người bị "dắt mũi". Và tất nhiên mỗi trò lại có một cách thức tiếp cận khác nhau như: Lợi dung sự cả tin, thiếu hiểu biết, tính hiếu động, tính thích thể hiện....

Trò lừa đảo, lừa bịp thì vẫn hiện hữu hàng ngày trên facebook và khó mà dẹp sạch được. Thế nên, cách tốt nhất là khi tiếp cận với bất cứ tin tức nào có dạng kêu gọi bạn thao tác gì đó thì hãy xem xét cận thận trước khi hành động, đồng thời cũng nâng cao nhận thức trước hàng tỷ thông tin mỗi ngày từ facebook.

Nói về mức độ tác hại của những người bị dính trò này thì chẳng mất gì cả, có chăng thì mất một chút thời gian đểm viết 3 từ hay share một bài viết và vô hình dung là bạn đang PR cho một tài khoản hoặc Fanpage nào đó.

Kinh nghiệm:

- Đối với những gì liên quan đến tài khoản của bạn như tính bảo mật, thông tin cá nhân... nếu có thì chúng ta chỉ thao tác nó ở trong phần cài đặt hoặc bảo mật mà chính facebook hướng dẫn, những thao tác ấy không ai ngoài bạn thấy được.

- Ngoài ra, tuyệt đối không sử dụng những trang thứ 3 để quản lý (trừ khi tài khoản của bạn mất quyền kiểm soát thì facebook có thể cho phép bạn bè giúp bạn). 

- Hạn chế đăng nhập các ứng dụng, trò chơi không rõ nguồn gốc như: Bói toán, dự đoán tương lai.....

Chúc bạn vui vẽ.

Endy Hoàng

 

Bài viết cùng mục

Những bài viết dưới đây có thể bổ ích cho nội dung bạn vừa đọc ở trên. Hãy khám phá thêm.

Mục lục
Zalo messenger request